II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
b) Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ nhất, các nguyên tắc chính trị.
Nguyên tắc chính trị bao gồm: Nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc
về nhân dân; từng bước mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội; ghi nhận
và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; bảo vệ hệ thống
chính trị, bảo đảm ổn định an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; ghi
nhận và củng cố ngày càng nhiều các quyền, tự do chính trị cho nhân dân, củng cố quyền bình đẳng của cơng dân và các dân tộc; quy định các nguyên tắc quan trọng đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; sự kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ hai, các nguyên tắc kinh tế.
Những nguyên tắc này bao gồm: Xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu
xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, từng bước thúc đẩy quá trình xã hội hố tư liệu sản xuất, khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân lao động; xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm
cho cơ chế quản lý kinh tế hoạt động có hiệu quả, giải phóng sức lao
động và mọi nguồn lực, tăng năng suất lao động; từng bước ghi nhận và
bảo vệ nguyên tắc: “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”; bảo đảm
lợi ích của người lao động; từng bước đưa lại sự ngang bằng về mặt của cải vật chất giữa các thành viên trong xã hội; duy trì sự quan tâm về vật chất vào kết quả lao động và cống hiến của các đơn vị, cá nhân người lao
động; củng cố các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ hợp đồng giữa các
cá nhân, đơn vị sản xuất, bảo vệ sở hữu cá nhân của công dân, loại trừ dần những thu nhập khơng do lao động mà có; xác định về mặt pháp lý tính kế hoạch trong phát triển nền kinh tế quốc dân trên cơ sở những
thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất; đẩy mạnh sự phát triển của lực
lượng sản xuất và hoàn thiện việc tổ chức sản xuất; bảo đảm chế độ kiểm tra, thanh tra giám sát, chống lại hiện tượng tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong lĩnh vực kinh tế.
Thứ ba, các nguyên tắc xã hội.
Các nguyên tắc xã hội bao gồm: Bảo vệ quyền, tự do, lợi ích chính
đáng của người lao động, bảo đảm an tồn cho mỗi người, tơn trọng
quyền con người, tôn trọng những giá trị nhân phẩm, đạo đức của mỗi
người; tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của
mỗi cá nhân để mọi người đều có thể phát huy tới mức tối đa tài năng, trí tuệ và sức lực của mình; tác động để khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; quy định trách nhiệm của mỗi cá nhân
đối với xã hội, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của mỗi người; bảo đảm
công bằng xã hội; thúc đẩy làm mất dần sự khác biệt cơ bản giữa thành thị với nông thôn, giữa người lao động trí óc với người lao động chân
tay, xố bỏ dần sự khác biệt về giai cấp, củng cố tính cộng đồng giữa
Thứ tư, các nguyên tắc đạo đức.
Các nguyên tắc này bao gồm: Thực hiện nhân đạo xã hội chủ nghĩa, củng cố tình người; bảo đảm sự thống nhất hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ, giữa nhà nước, xã hội và công dân; giáo dục ý thức, trách nhiệm của mỗi người về hành vi của mình đối với nhà nước, xã hội và bổn phận của
mỗi người đối với cộng đồng, đề cao luân thường, đạo lý, đấu tranh
không khoan nhượng với những hiện tượng chống lại xã hội; củng cố tinh thần quốc tế vơ sản, tình u tổ quốc, lịng tự hào dân tộc, bảo vệ gia
đình; giáo dục để làm cho lao động trở thành nhu cầu bậc nhất trong đời
sống của mỗi người.
Thứ năm, các nguyên tắc tư tưởng.
Các nguyên tắc tư tưởng bao gồm: Tơn trọng những di sản văn hóa
- tư tưởng của dân tộc và thời đại; thể hiện rõ trong pháp luật và chỉ đạo
thực hiện trên thực tế những quan điểm về chủ nghĩa xã hội khoa học; tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng; xây dựng thế giới quan khoa
học trong pháp luật và trong các hoạt động pháp luật, chống mọi quan
điểm cực đoan, giáo điều, xa rời thực tiễn và những quan điểm chống chủ
nghĩa xã hội.
Thứ sáu, các nguyên tắc pháp lý.
Các nguyên tắc pháp lý bao gồm: Thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện
vọng, lợi ích của nhân dân và những địi hỏi khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp luật và tính khả thi của các quy định pháp luật; bảo đảm sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tế; phân định hợp lý các quyền và nghĩa vụ, bảo đảm sự thống nhất giữa các quyền và nghĩa vụ; công bằng trong khen thưởng và trừng phạt, không làm oan người ngay, khơng bỏ sót người vi phạm; ngun tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc công khai, minh bạch, hài hoà.