Chức năng của pháp luật

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 59 - 62)

II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT

2. Chức năng của pháp luật

Chức năng của pháp luật là những phương diện (mặt) tác động của pháp luật, thể hiện bản chất, điều kiện tồn tại thực tế và giá trị xã hội của pháp luật.

Chức năng của pháp luật được hình thành từ sự tác động của pháp

luật, bằng con đường nhà nước, tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì những mục đích nhất định. Pháp luật có nhiều phương diện tác động tới các quan hệ xã hội, do đó hình thành nhiều chức năng khác nhau.

Trước hết, pháp luật có chức năng phản ánh. Pháp luật thể hiện

quá trình nhận thức chủ quan về nhu cầu khách quan của đời sống xã hội,

phản ánh các đặc điểm, trạng thái vận động của các quan hệ kinh tế và

nền tảng xã hội. Pháp luật cũng ghi nhận, phản ánh ý chí nhà nước của

giai cấp cầm quyền trong việc điều chỉnh, xác lập trật tự xã hội theo

những mục đích nhất định. Mặt khác, do chịu sự quy định của các quan

điểm và đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền nên pháp luật có nội

dung thể hiện, phản ánh về phương diện chính trị của các chế độ đó. Sự phản ánh này địi hỏi phải kịp thời, chính xác và khách quan thì

mới bảo đảm cho quá trình tác động, điều chỉnh của pháp luật mang tính

tích cực. Do bị quy định bởi cơ sở kinh tế - xã hội, nên về ngun lý chung thì pháp luật khơng cao hơn cơ sở kinh tế và trình độ văn hố xã hội. Suy cho cùng, pháp luật cũng là kết quả hoạt động có ý thức của con người, nên chức năng phản ánh của pháp luật phụ thuộc rất lớn vào khả

năng nắm bắt, độ nhạy cảm trong q trình nhận thức của chính con

người trước sự biến đổi của các quan hệ xã hội.

Bên cạnh đó, pháp luật có chức năng điều chỉnh. Vai trị và giá trị

xã hội của pháp luật thể hiện rõ nét nhất ở chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội có quy luật vận động nội tại riêng, nên sự

điều chỉnh bằng pháp luật chỉ có thể đạt được hiệu quả mong muốn trên

cơ sở nhận thức sâu sắc những quy luật đó. Khơng phải mọi quan hệ xã

hội đều cần được điều chỉnh bằng pháp luật và đối với mỗi loại quan hệ

xã hội khác nhau thì cần sự điều chỉnh khác nhau. Sự điều chỉnh bằng

pháp luật tới các quan hệ xã hội thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận sự tồn tại và tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ xã hội tiến bộ, có lợi cho xã hội phát triển; hạn chế, tiến tới loại bỏ các quan hệ xã hội khơng có lợi

hoặc khơng cần thiết đối với đời sống của giai cấp thống trị hoặc của cả

quan hệ xã hội, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, hài hịa cùng phát huy

những giá trị đích thực của nó, phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà

nước và được quyết định bởi tồn tại xã hội.

Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật được thể hiện

thơng qua hình thức ngăn cấm, bắt buộc, cho phép hoặc khuyến khích

những đối tượng có liên quan thực hiện những hành vi nhất định. Do

quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người, nên sự điều

chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội trên thực tế luôn gắn liền với

việc quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ xã hội. Điều

chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội, thực chất là một quá trình

điều chỉnh các hành vi xã hội được thực hiện thông qua nhận thức của

chủ thể.

Đồng thời, pháp luật có chức năng giáo dục. Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thơng qua q trình tác động của pháp luật tới ý thức và tâm lý của con người. Giáo dục pháp luật mang tính đặc thù của nó, được thể hiện rõ nét trên hai phương diện cơ bản là tư tưởng và

nhận thức. Trên thực tế, khi con người hiểu được những quy định của

pháp luật, họ sẽ tự ý thức về cách xử sự của mình trong những điều kiện,

hồn cảnh nhất định. Như vậy, tư duy pháp lý, nhân sinh quan pháp lý

của cá nhân con người từng bước được hình thành và hồn thiện bằng

chính sự tác động của pháp luật.

Một khi các cá nhân nắm bắt được những nội dung, yêu cầu của

pháp luật, thì sẽ hình thành thái độ, trách nhiệm của bản thân về lối sống theo pháp luật, làm chủ các hoạt động xã hội, đảm bảo tính hợp pháp của hành vi.

Ngồi ra, pháp luật cịn có chức năng bảo vệ. Với tính cách là cơng

cụ quản lý xã hội, pháp luật có chức năng bảo đảm trật tự của hệ thống

các quan hệ xã hội. Để thực hiện chức năng cơ bản đó, pháp luật địi hỏi một cơ chế tổ chức thực hiện, bảo vệ thích ứng với từng loại quan hệ xã hội. Pháp luật thực hiện chức năng bảo vệ chủ yếu thông qua việc hình

thành một mơi trường an tồn cho các quan hệ xã hội vận động, phát

triển và phát huy giá trị một cách hữu ích; yêu cầu các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ các giá trị xã hội được pháp luật ghi nhận, đấu tranh phòng,

chống các hành vi phá vỡ trật tự pháp luật và trật tự xã hội; tác động vào ý thức chủ thể, từ đó địi hỏi chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ pháp lý một cách chủ động, tích cực và hiệu quả trên thực tế.

Pháp luật bảo vệ đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền,

các giá trị, các quan hệ đạo đức, phong tục, tập quán và truyền thống của dân tộc trong mỗi chặng đường phát triển.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)