II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT
3. Kiểu pháp luật
Cũng giống như nhà nước, pháp luật được chia ra thành từng nhóm,
dựa vào những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, tạo thành
các kiểu pháp luật khác nhau. Nói cách khác, kiểu pháp luật là một nhóm
pháp luật có những đặc điểm cơ bản, đặc thù giống nhau, thể hiện tập
trung ở cơ sở kinh tế và tính giai cấp của pháp luật.
Nhờ khái niệm kiểu pháp luật, chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lơgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội của các pháp luật được xếp trong cùng một kiểu, về những điều kiện tồn tại và phát triển của các
kiểu pháp luật đó. Những thơng tin đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu, nhận thức, đánh giá về những điểm cơ bản, đặc thù của một kiểu pháp luật, như: Bản chất, vai trò, điều kiện tồn tại và phát triển của kiểu pháp luật nào đó.
Có nhiều tiêu chí để phân chia pháp luật thành các kiểu khác nhau. Trên cơ sở các quan điểm về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận nhà nước và pháp luật chia pháp luật trong lịch sử thành bốn kiểu tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp là: Kiểu pháp luật chủ nơ, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật tư sản và kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Từ việc phân chia pháp luật thành những kiểu pháp luật khác nhau, có thể rút ra một số kết luận sau đây.
Thứ nhất, sự thay thế các kiểu pháp luật trong lịch sử là một tất
yếu, bởi sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội là vấn đề mang tính tất yếu. Sự thay thế này có thể diễn ra một cách tuần tự từ kiểu pháp luật chủ nô qua kiểu pháp luật phong kiến, sang kiểu pháp luật tư sản và cuối cùng là kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cũng có thể sự thay thế đó diễn
ra khơng tuần tự, một pháp luật đang ở một kiểu thấp, có thể bỏ qua một kiểu trung gian để phát triển lên một kiểu cao hơn (tất nhiên phải có những điều kiện nhất định).
Thứ hai, kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn so với kiểu
pháp luật trước, bởi vì nó được xây dựng trên một cơ sở kinh tế tiến bộ
hơn, cơ sở xã hội rộng rãi hơn, xung đột giai cấp trong xã hội cũng đỡ
gay gắt hơn. Điều này thể hiện ở chỗ các chức năng xã hội của pháp luật ngày càng được mở rộng, địa vị con người trong xã hội ngày càng được chú trọng hơn.