II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT
d) Pháp luật với phong tục tập quán và quy phạm của các tổ chức xã hộ
càng tốt đẹp hơn.
d) Pháp luật với phong tục tập quán và quy phạm của các tổ chức xã hội xã hội
Pháp luật có quan hệ và tác động qua lại với nhiều quy phạm xã hội, như: Phong tục tập quán, quy phạm của các tổ chức xã hội.
Phong tục, tập quán là những quy tắc xử sự được hình thành trong
đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong số những phong tục,
tập qn cịn tồn tại, có nhiều phong tục, tập quán tiến bộ, là cầu nối tạo
ra môi trường thuận lợi cho pháp luật đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó,
cũng có khơng ít những phong tục, tập quán lạc hậu, không phù hợp với nếp sống mới văn minh hiện nay, thậm chí có phong tục, tập quán trái với các quy định tiến bộ của pháp luật, cản trở việc thực hiện pháp luật.
Pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện cho những phong tục, tập quán nào phù
hợp với lợi ích của nhân dân, thể hiện truyền thống văn hoá tốt đẹp trong nhân dân. Đối với những phong tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ, trái với cách sống văn minh hiện nay thì pháp luật cần ngăn cản, kìm hãm và tìm cách loại trừ dần ra khỏi đời sống xã hội.
Quy phạm của các tổ chức xã hội, như: Cơng đồn, đồn thanh
niên, hội phụ nữ... chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội trong nội bộ của mỗi tổ chức, chịu sự chi phối của pháp luật và không được trái với pháp
luật. Tuy nhiên, quy phạm của các tổ chức xã hội cũng có những ảnh
hưởng nhất định đối với pháp luật.
Trong quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật, phải ln chú ý tới những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của phong tục, tập quán và quy phạm của các tổ chức khác trong xã hội đối với pháp luật và
quá trình điều chỉnh pháp luật. Xác định được những điều đó, chúng ta
mới có thể ban hành được những quy định pháp luật phù hợp, dễ dàng đi vào đời sống và có hiệu quả cao, đồng thời cũng phát huy được những ưu
đ) Pháp luật với dân chủ
Một mặt, dân chủ có tác động sâu sắc đối với pháp luật.
Hiện nay, dân chủ được biểu hiện và thực hiện dưới nhiều hình
thức và phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật là hình thức chủ yếu, phổ biến và hiệu quả nhất.
Mỗi giá trị dân chủ bao giờ cũng có cơ sở pháp lý và tính chất nhân văn của nó. Dân chủ ln được thể hiện trong nội dung của pháp luật, cụ thể là trong các nguyên tắc và trong các quy phạm pháp luật.
Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật, đảm bảo cho nhân dân khả năng tự quyết định vận mệnh của dân tộc và đất nước mình. Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trên các phương diện cơ bản là: Nhân dân được quyền tham gia đơng đảo và tích cực vào việc thành lập bộ máy nhà nước
và bộ máy các tổ chức xã hội; được quyền tham gia quản lý và quyết
định những công việc trọng đại của nhà nước và xã hội; thực hiện việc
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội, nhân viên nhà nước, các cá nhân được trao cho những quyền hạn
nhất định để quản lý các công việc của nhà nước và xã hội; trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước trong việc tôn trọng, bảo
đảm nguyên tắc quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước.
Dân chủ đưa lại cho công dân số lượng lớn các quyền, tự do, tạo
điều kiện để các cơng dân đều có khả năng như nhau đối với việc tham
gia vào quản lý nhà nước và xã hội; giữa các cơng dân có sự bằng nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm.
Sự phát triển của pháp luật và quyền lực nhân dân đã tạo nên q trình dân chủ hố trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức
xã hội, đã làm cho dân chủ từng bước được thể hiện ở mọi mặt của đời
sống xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân
cũng như toàn xã hội.
Dân chủ cịn được thể hiện trong q trình điều chỉnh pháp luật ở
luật có tính đồng thuận cao hơn, thể hiện đúng đắn, đầy đủ ý chí và
nguyện vọng của đa số nhân dân. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên các nguyên tắc dân chủ sẽ là tiền đề, cơ sở cho sự tự giác thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Khi pháp luật thể hiện ý chí của số đơng, quy định về các quyền tự do, dân chủ thì việc thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật cũng chính là tơn trọng và thực hiện ý chí của số đơng, một
biểu hiện của nền dân chủ thực sự trong đời sống xã hội.
Dân chủ trong hoạt động bảo vệ pháp luật, giải quyết những tranh chấp, xung đột sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể tranh chấp, bị phán xét có
cơ hội bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việc
tố tụng dựa trên cơ sở dân chủ là điều kiện bảo đảm sự cơng bằng, chính
xác trong việc được xác định và bảo vệ chân lí, đưa ra các quyết định
cuối cùng.
Như vậy, dân chủ không chỉ là mục tiêu phấn đấu của quá trình
điều chỉnh pháp luật mà còn là động lực, điều kiện để thúc đẩy pháp luật
phát triển vì các mục tiêu dân chủ, cơng bằng, tự do và hạnh phúc... Có thể nói, dân chủ là nội dung, là tinh thần bao trùm và xuyên suốt các hoạt
động pháp luật.
Mặt khác, pháp luật có vai trị quan trọng đối với dân chủ.
Pháp luật là phương tiện ghi nhận và thực hiện nền dân chủ xã hội, là cơ sở để tổ chức các thiết chế dân chủ, các hình thức thực hiện dân chủ
trong xã hội. Pháp luật chứa đựng nội dung của dân chủ, quy định các
quyền tự do, dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, tư tưởng... của các tổ chức và cá nhân.
Pháp luật là phương tiện để xác lập cơ chế làm chủ cho các tổ chức và cá nhân, quy định các biện pháp củng cố, mở rộng và thực hiện dân chủ trên thực tế. Pháp luật cịn có tác dụng quy định chặt chẽ, chính xác nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế quyền lực, hạn chế tình trạng lạm
quyền, độc đoán, chuyên quyền, vi phạm các quyền tự do, dân chủ từ
phía các chủ thể cầm quyền. Pháp luật là công cụ không chỉ để nhân dân làm chủ mà còn để xử lý các văn bản, các hành vi vi phạm nền dân chủ xã hội, ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của nhân dân.
PHÇN II