Bộ máy của nhà nước tư sản

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 106 - 108)

III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN

b) Bộ máy của nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản có bộ máy khá phát triển và hoàn thiện. Bộ máy nhà nước tư sản thường có những đặc điểm cơ bản sau đây.

Thứ nhất, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thường

được tiến hành theo các nguyên tắc nhất định. Có nhiều nguyên tắc đã được đặt ra và áp dụng trong tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản.

- Nguyên tắc hiến định. Bộ máy nhà nước phải được tổ chức và hoạt

động đúng như hiến pháp đã quy định. Đây cũng là cơ sở của nguyên tắc

- Nguyên tắc đề cao nghị viện. Nghị viện là cơ quan dân cử được

xem là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, giữ vai

trị chính trong hoạt động nhà nước. Do tồn tại chế độ đa đảng và đa

nguyên chính trị nên việc giới thiệu ứng viên vào bộ máy nhà nước

thường do các đảng phái tiến hành. Vì vậy, chính phủ (trong các nước đại nghị) thường do đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập. Chính phủ phải phụ thuộc vào nghị viện trong tổ chức và hoạt động.

- Nguyên tắc phân chia quyền lực. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giao cho ba hệ thống cơ quan nhà nước thực hiện: Quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ và quyền tư pháp giao cho tòa án. Sự phân chia như vậy, theo các học giả tư sản là để chống lại sự độc đốn, chun quyền và để các quyền lực có thể kiểm soát và chế ước lẫn nhau. Các học giả tư sản coi nguyên tắc phân chia quyền lực là hòn đá tảng của nền dân

chủ tư sản và hết sức quán triệt nó trong tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nước.

- Nguyên tắc chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân.

Hiến pháp các nước tư sản hiện đại thường tuyên bố quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Do vậy, những công việc quan trọng nhất của nhà

nước trong nhiều trường hợp do nhân dân quyết định dưới hình thức

trưng cầu dân ý.

Thứ hai, các cơ quan chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế ở các nhà

nước tư sản rất đa dạng và phát triển. Các cơ quan như quân đội, cảnh

sát, tồ án, tình báo... có số lượng nhân viên rất lớn, thuộc nhiều chủng loại và được trang bị rất hiện đại để có thể trấn áp bất kỳ sự phản kháng,

đấu tranh nào của nhân dân, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, giới chủ

giàu có.

Thứ ba, đội ngũ cơng chức của bộ máy nhà nước gắn liền với lợi

ích của giai cấp tư sản.

Thứ tư, vai trị của chính phủ, của các cơ quan chấp hành ngày càng

được nâng cao, lấn át vai trò của các cơ quan đại diện. Giai cấp tư sản

thường muốn giải quyết những vấn đề quan trọng của nhà nước bằng

hoạt động của chính phủ để tránh sự chỉ trích của nghị viện, đặt nghị viện trước những việc đã rồi.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)