II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT
1. Bản chất của pháp luật
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có giai cấp, là sản phẩm của sự phát triển xã hội, vừa mang tính khách quan (sinh ra do nhu cầu, đòi hỏi của xã hội, phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội, xuất phát từ thực tế cuộc sống, phù hợp với thực tế cuộc sống) vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí của nhà nước, xuất phát từ lợi ích nhà nước, giai cấp, dân tộc, nhà nước ban hành pháp luật thơng qua các cơ quan có thẩm quyền). Cũng như nhà nước, pháp luật vừa có tính xã hội, vừa có tính giai cấp.
Trước hết, là tính xã hội của pháp luật. Pháp luật là một hệ thống
các quy tắc xử sự chung được tạo ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội
xuất phát từ nhu cầu của đời sống chung của con người, nên thể hiện
tính xã hội to lớn. Pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội
mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung để tổ chức và quản lý đời sống cộng đồng, duy trì sự ổn định xã hội, vì lợi ích chung, vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội. Có thể nói, pháp luật là chuẩn mực chung
của xã hội, đại diện cho công bằng xã hội. Ở phương diện này, pháp
luật là sự đồng thuận của cả xã hội, thể hiện ý chí và đem lại lợi ích cho tồn xã hội.
Trong xã hội hiện đại, mối liên hệ giữa con người với nhau ngày
càng rộng rãi và sâu sắc hơn, nên tính xã hội của pháp luật ngày càng
được củng cố, mở rộng và phát triển. Tính xã hội của pháp luật khơng chỉ
bó hẹp trong một quốc gia mà cịn mở rộng tác dụng đối với lợi ích của các quốc gia khác và của tồn nhân loại nói chung.
Bên cạnh đó, là tính giai cấp của pháp luật. Pháp luật do nhà nước
- tổ chức đại diện chính thức cho tồn xã hội - ban hành, mà quyền lực
nhà nước lại nằm trong tay giai cấp thống trị, do đó ý chí mà pháp luật
thể hiện chủ yếu là ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị đã
thông qua nhà nước để hợp thức hố ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước dưới dạng các quy tắc xử sự chung bắt buộc toàn bộ xã hội phải thực hiện. Trong xã hội có giai cấp, tồn tại nhiều loại quy phạm
khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn bộ xã hội.
Tính giai cấp của pháp luật cịn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật ln bảo vệ lợi ích, thực hiện mục đích của giai cấp thống trị, là vũ khí được giai cấp thống trị dùng để chống lại các giai
cấp khác, duy trì sự thống trị của giai cấp mình. Với ý nghĩa đó, pháp
luật chính là cơng cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
Ngồi việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật còn là phương tiện để bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, đấu tranh chống lại sự xâm hại từ bên ngồi đối với lợi ích của đất nước.
Tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật ln có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khơng có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp và ngược lại, cũng khơng có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, tính giai cấp và tính xã hội của các kiểu pháp luật khác nhau thì khác nhau và sự biểu hiện của chúng cũng khác nhau, thậm chí trong cùng một
kiểu pháp luật nhưng ở mỗi thời gian phát triển khác nhau thì hai thuộc
tính trên có thể cũng khác nhau, chúng biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị -
xã hội trong mỗi nước, ở một thời kỳ lịch sử nhất định. Theo xu hướng
chung, tính giai cấp của pháp luật ngày càng được thể hiện kín đáo hơn, cịn tính xã hội thì ngày càng được củng cố, mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn.
Như vậy, dưới góc độ bản chất, pháp luật là hệ thống các quy tắc
xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà
nước của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan
hệ xã hội để bảo vệ lợi ích, thực hiện mục đích của giai cấp thống trị,
đồng thời duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội, vì lợi ích của cả xã hội.