I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
b) Những kết luận được rút ra từ việc phân kiểu nhà nước
Qua việc phân chia các cơ quan nhà nước thành các kiểu nhà nước khác nhau, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Một là, sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến
bộ hơn trong lịch sử là có tính tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội. Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế này là do sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội, dẫn đến quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất mới được thiết lập, cơ sở hạ tầng thay đổi dẫn đến sự thay
đổi của kiến trúc thượng tầng và tương ứng là một kiểu nhà nước mới ra đời thay thế cho kiểu nhà nước cũ đã bị diệt vong.
Hai là, kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ hơn so với kiểu nhà
bộ hơn, cơ sở xã hội của nhà nước rộng rãi hơn; xung đột giai cấp trong xã hội đó cũng đỡ gay gắt hơn. Điều này thể hiện ở chỗ các chức năng xã hội của nhà nước ngày càng được mở rộng, địa vị con người trong xã hội ngày càng được củng cố tốt hơn, tiến bộ hơn.
Ba là, có những nhà nước có thể bỏ qua các giai đoạn phát triển
nhất định. Những nhà nước ra đời sau hoặc phát triển muộn có thể bỏ qua một số giai đoạn phát triển nhất định. Chẳng hạn, từ xã hội nguyên thuỷ hình thành ln nhà nước kiểu phong kiến, bỏ qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ hay từ giai đoạn phong kiến bỏ qua sự phát triển tư sản tiến lên chủ nghĩa xã hội... mà không diễn ra tuần tự qua bốn kiểu nhà nước nói trên. Tuy nhiên, việc bỏ qua những giai đoạn phát triển ln phải có những
điều kiện nhất định.