II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT
b) Hình thức thể hiện của pháp luật
Nếu xét dưới góc độ các cách thức thể hiện của pháp luật, thì pháp
luật có hai hình thức cơ bản là pháp luật không thành văn và pháp luật thành văn. Hình thức pháp luật khơng thành văn là những quy định pháp
luật được truyền khẩu trong xã hội từ người này qua người khác mà
không được thể hiện thành văn bản. Hình thức pháp luật không thành văn xuất hiện rất sớm và phù hợp với các xã hội mà chữ viết chưa phát triển và dân cư hầu hết là mù chữ. Hình thức pháp luật thành văn gồm những quy định pháp luật được ghi chép lại thành các văn bản trên các loại vật liệu khác nhau như da thú, tre, giấy... Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của các nhà nước là sự chép lại một cách có hệ thống những quy định pháp luật khơng thành văn. Hiện nay hình thức chủ yếu
của pháp luật là pháp luật thành văn với nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Nếu xét dưới góc độ những cách thức tạo lập ra pháp luật hay cách thức dùng để nâng ý chí nhà nước lên thành pháp luật, thì pháp luật có
ba hình thức cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
Tập quán pháp là hình thức nhà nước tuyên bố một số tập quán
được duy trì, bảo vệ và đảm bảo cho chúng được thực hiện. Trong trường
hợp này các quy tắc xử sự (tập quán) đã được hình thành qua một thời
gian dài, từ thực tiễn đời sống xã hội, được trao cho những tính chất của pháp luật và được gọi là tập quán pháp. Tập quán pháp khác với tập quán
thông thường ở chỗ tập quán thông thường chỉ là những quy tắc, khuôn
mẫu xử sự được hình thành trong đời sống xã hội, có tính chất lặp lại
trong một thời gian dài và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của
truyền thống xã hội. Tập quán pháp là những tập quán được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.
Tập quán pháp thường xuất hiện bằng hai con đường: Thứ nhất, khi các cơ quan toà án hay cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó đã tuyên bố (căn cứ) vào một tập quán nào đó để giải quyết vụ việc; thứ hai, nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật) tuyên bố những tập quán cụ thể nào đó được coi là tập quán pháp để các chủ thể pháp luật khác theo đó mà áp dụng.
Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định (cách
giải quyết) về vụ việc cụ thể nào đó của các cơ quan nhà nước là chuẩn mực, được coi là pháp luật để giải quyết những vụ việc tương tự. Tiền lệ pháp khác với các cách giải quyết thông thường của các cơ quan nhà
nước ở chỗ chúng được coi là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc
tương tự khác.
Cách hình thành tập quán pháp và tiền lệ pháp như trên cho thấy hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước ban đầu chậm được tiến hành và thường mang tính tự phát (xuất phát từ những tình huống cụ thể của cuộc sống). Thêm vào đó, chủ thể áp dụng pháp luật cũng chính là
chủ thể sáng tạo pháp luật nên thường xuất hiện sự chủ quan, tuỳ tiện trong việc thực hiện pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật xuất hiện muộn hơn, do các cơ quan nhà nước soạn thảo và ban hành. Tuy nhiên, cũng có
một số văn bản được hình thành bằng con đường nhà nước phê chuẩn
văn bản quy phạm của các tổ chức xã hội, nâng chúng lên thành văn bản quy phạm pháp luật.
Mỗi nhà nước thường ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó các văn bản luật giữ vai trị quan trọng hơn cả. Văn bản luật do cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành, có
hiệu lực pháp lý cao, có trình tự thủ tục ban hành, sửa đổi rất chặt chẽ.
Các văn bản dưới luật phải phù hợp với các văn bản luật và chỉ là sự chi tiết, cụ thể hoá các quy định của văn bản luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có vai trị quan trọng là tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và xử sự của các cá nhân.
Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, được sử dụng chủ yếu
trong các nhà nước hiện đại. Tính ưu việt của văn bản quy phạm pháp
luật thể hiện ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành
văn, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tiếp cận, nắm bắt và thực hiện, nhờ đó có khả năng đem lại hiệu quả cao trong việc tác
động pháp luật.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ
hoạt động sáng tạo pháp luật, vì vậy có khả năng phù hợp với thực tiễn
khách quan và khả năng cụ thể hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có q trình hình thành, sửa
đổi, hủy bỏ nhanh hơn so với tập quán pháp, tiền lệ pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau đây:
Một là, văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành. Pháp luật quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc về một số cơ quan nhà nước và những cơ quan
đó cũng chỉ được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về những
vấn đề, ở những mức độ phù hợp với thẩm quyền của mình do luật định.
Hai là, trình tự, thủ tục, hình thức, tên gọi của văn bản quy phạm
pháp luật được pháp luật quy định cụ thể. Các quy định của pháp luật tạo
tiền đề pháp lý cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có
chất lượng cao, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về nội dung cũng như hình thức.
Ba là, văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự chung
(quy phạm pháp luật). Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn
bản quy phạm pháp luật với các văn bản khác của nhà nước. Mọi văn bản của nhà nước, nếu khơng chứa đựng quy tắc xử sự chung thì khơng phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Bốn là, văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong
đời sống, khi xảy ra tình huống mà pháp luật đã dự liệu, trong khi các
văn bản mang tính cá biệt của nhà nước chỉ được thực hiện một lần.