I. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ
b) Đặc điểm của pháp luật chủ nô
Pháp luật chủ nơ có những đặc điểm sau đây.
Một là, pháp luật chủ nô củng cố quan hệ sản xuất hình thành trên
cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với
người sản xuất, hợp pháp hóa sự bóc lột khơng có giới hạn của chủ nơ
đối với nô lệ. Pháp luật ghi nhận và củng cố quyền tư hữu của chủ nô đối
với tư liệu sản xuất như đất đai, công cụ, phương tiện lao động và người sản xuất là nô lệ. Quyền sở hữu của chủ nô bao gồm sự chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản cũng như đối với nô lệ một cách tuyệt đối và được bảo vệ rất chặt chẽ, được truyền từ đời này qua đời khác. Pháp luật chủ nô coi tài sản có giá trị cao hơn tính mạng con người, đối với chủ nô tài sản là quan trọng nhất, mọi hành vi xâm hại tới tài sản của chủ nô đều bị pháp luật coi là tội phạm và bị trừng phạt rất nặng nề.
Hai là, pháp luật chủ nơ ghi nhận và củng cố tình trạng khơng bình
đẳng trong xã hội. Pháp luật chủ nô luôn quy định và củng cố tình trạng đặc quyền của giới quý tộc chủ nô, chỉ chủ nô mới được pháp luật coi là
cơng dân và có các quyền, tự do cá nhân, cịn nơ lệ không được coi là con người và hồn tồn khơng có quyền. Thậm chí, pháp luật của một số nước còn quy định những nô lệ được sinh ra mà khoẻ mạnh hoặc thông minh hơn người thì sẽ bị giết chết để đề phòng sự chống đối của họ trong tương lai. Sự khơng bình đẳng cịn xuất hiện ngay trong giai cấp chủ nô. Pháp luật chia chủ nô ra thành nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào số tài sản mà họ có, quy định mỗi loại có những quyền hạn và nghĩa vụ khác
nhau. Những người thuộc tầng lớp dưới luôn phải tuân phục, không được
phản đối những người thuộc tầng lớp trên, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt
rất nghiêm khắc.
Ba là, pháp luật chủ nô quy định sự thống trị tuyệt đối của gia trưởng
đối với vợ, con. Trong gia đình chủ nơ, gia trưởng có nhiều quyền hơn so
với những thành viên khác nên có quyền thống trị tuyệt đối đối với vợ và các con. Vợ và các con của chủ nô được coi như tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nơ, do vậy chủ nơ có rất nhiều quyền hành đối với họ.
Bốn là, pháp luật chủ nơ quy định những hình phạt rất dã man, tàn
bạo. Hình phạt trong pháp luật chủ nơ có thể coi là nghiêm khắc, dã man, tàn bạo nhất. Các biện pháp trừng phạt phổ biến được áp dụng là tử hình (nấu phạm nhân trong vạc dầu, cắt đầu phạm nhân bằng cưa, ném phạm nhân vào lửa, chôn sống phạm nhân...). Các biện pháp cắt bỏ các bộ phận của cơ thể phạm nhân, như: tay, chân, tai, mũi, lưỡi... cũng được áp dụng
đối với người phạm tội. Pháp luật còn cho phép tra tấn, nhục hình phạm
nhân, giết tập thể cả cộng đồng mà trong đó có người phạm tội.
Năm là, pháp luật chủ nô không xác định rõ ràng đối tượng điều
chỉnh. Trong thời kỳ đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ, những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội như đạo đức, tập qn, tín điều tơn giáo và pháp luật, nhiều khi khơng có sự phân biệt, nên đối tượng, phạm vi và những lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật chưa được xác định rõ ràng. Nhiều quy định của pháp luật chủ nô chỉ liên quan tới nghi lễ tôn giáo, các quy tắc ứng xử trong gia đình, trong cộng đồng mà khơng phải công việc của nhà nước.