Nguồn của pháp luật

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 67)

II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT

5. Nguồn của pháp luật

Trong khoa học pháp lý, ngồi khái niệm hình thức pháp luật cịn có khái niệm nguồn pháp luật. Khái niệm nguồn pháp luật được xem xét từ hai phương diện khác nhau.

Ở phương diện xây dựng pháp luật, nguồn của pháp luật được xem

là những gì mà từ đó hình thành nên pháp luật. Chẳng hạn, khi nhà nước tạo ra pháp luật từ việc pháp luật hố các tập qn, quy tắc đạo đức, tín

điều tơn giáo..., thì hố các tập qn, quy tắc đạo đức, tín điều tơn giáo đó trở thành nguồn của pháp luật.

Ở phương diện thực hiện và áp dụng pháp luật, nguồn của pháp

luật được xem là nơi chứa đựng các quy định pháp luật được sử dụng để thực hiện và áp dụng. Điều đó có nghĩa, việc giải quyết những vụ việc cụ thể được căn cứ vào những quy định pháp luật nào, ở đâu. Trong trường

hợp này thì nguồn của pháp luật gần đồng nghĩa với hình thức thể hiện

của pháp luật. Khái niệm nguồn của pháp luật dưới phương diện thực

hiện và áp dụng pháp luật được sử dụng phổ biến trong các ngành luật.

Dưới phương diện này, nguồn của pháp luật được các nhà nước sử dụng phổ biến là: Văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp (đặc biệt là án lệ). Ngồi ra, cịn có các loại nguồn khác của pháp luật, như: Học thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp luật, chính sách pháp luật, các giao kèo, hợp đồng...

Cần chú ý là, mỗi nước khác nhau thường có sự quan niệm khác nhau về nguồn của pháp luật, nên việc sử dụng các loại nguồn của pháp luật ở mỗi nhà nước cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)