II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
g) Giải quyết hợp lý mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân
tạo ra một cơ chế đồng bộ bảo đảm cho các quyền, tự do đó được thực
hiện trên thực tế. Đồng thời, phải ngăn chặn và loại bỏ mọi sự xâm hại
đối với các quyền và tự do đó, bảo đảm khơng ngừng mở rộng, làm
phong phú thêm các quyền, tự do của công dân. Phải bảo đảm mọi hoạt
động, mọi cố gắng của nhà nước, của xã hội đều nhằm phục vụ cho hạnh
phúc của con người.
Các quyền và tự do của con người được ghi nhận trong hiến pháp
và luật phải trở thành hiện thực mà không phải là những lời tun ngơn.
Nhà nước phải đơn giản hố các thủ tục hành chính theo xu hướng ưu
tiên cho lợi ích cá nhân, nhà nước có trách nhiệm với các cá nhân và phải chịu trách nhiệm pháp lý vì những vi phạm pháp luật của mình.
g) Giải quyết hợp lý mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân dân
Một mặt, nhà nước là một bên trong quan hệ với công dân nhưng
lại là chủ thể có quyền ban hành pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được
thực hiện, là chủ thể thực hiện việc xét xử, phán quyết mỗi khi có tranh
chấp, vi phạm, nên nhà nước phải bị ràng buộc bởi chính pháp luật đã
được nhà nước ban hành. Mặt khác, công dân là chủ thể của quyền lực
nhà nước, trao quyền cho nhà nước, nhưng hành vi của công dân lại là
đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước. Do đó, nhà nước và cơng dân
phải có trách nhiệm qua lại với nhau, tôn trọng lẫn nhau. Công dân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Nhà nước phải bảo
đảm các quyền, tự do cá nhân, lợi ích, danh dự của cơng dân, tạo điều
kiện để chúng được thực hiện và không bị xâm hại.
Trong nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa nhà nước và công dân
phải diễn ra theo hướng là nhà nước luôn chịu sự điều chỉnh của luật
pháp. Mọi sự phấn đấu, cố gắng của nhà nước và xã hội phải vì con
người. Mỗi công dân và cả xã hội luôn tôn trọng và bảo vệ pháp luật. Cơng dân có quyền, đồng thời có khả năng buộc nhà cầm quyền phải tơn trọng và thực hiện đúng pháp luật đã ban hành.
Tranh chấp giữa nhà nước và công dân phải do tồ án giải quyết.
Chi phí cho hoạt động tranh tụng tại tồ án khơng thể q đắt đỏ để ai
cũng có thể tiếp cận và sử dụng được. Tịa án phải độc lập, vơ tư trong
xét xử; phải xử lý kịp thời, chính xác, đúng thủ tục và hiệu quả các tranh chấp phát sinh.
h) Dân chủ hoá đời sống nhà nước và xã hội
Dân chủ là một trong những nhu cầu, điều kiện của nhà nước pháp quyền. Nhà nước và xã hội phải luôn bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân, bảo đảm quyền con người. Để làm được việc này đòi hỏi phải xây
dựng xã hội dân sự, trong đó mỗi tổ chức và cá nhân đều thể hiện đúng vị trí, vai trị của mình trong xã hội; các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân phải được bảo vệ (bằng con đường tư pháp là tốt nhất); nhà nước phải thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn và tốt hơn.