Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trị bảo vệ

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 179 - 180)

II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

h) Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trị bảo vệ

Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ những thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự của cơng dân, bảo vệ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Pháp luật cịn có vai trị phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, thiết lập và bảo vệ một trật tự có lợi trong các quan hệ xã hội vì cuộc sống hạnh phúc, yên bình của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

i) Pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ, tạo điều kiện cho những

công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác phát triển vì xã hội cơng

bằng, văn minh, tốt đẹp hơn

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, ngồi pháp luật cịn có những công

cụ điều chỉnh khác, như đạo đức, tập quán, quy định của các tổ chức xã

hội cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Giữa pháp luật

và những cơng cụ điều chỉnh đó, ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ,

thống nhất với nhau trong việc quản lý đời sống xã hội, giáo dục nhân cách, phẩm chất và ý thức sống vì cộng đồng cho cơng dân.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa một mặt ngăn cấm, loại trừ dần những quy định không tiến bộ trong các công cụ điều chỉnh khác, đi ngược với lợi ích nhân loại, không phù hợp với xã hội xã hội chủ nghĩa văn minh. Mặt khác, pháp luật củng cố, bảo vệ những quy định tiến bộ, phù hợp với

sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa trong các công cụ điều chỉnh

khác. Nhiều quy định của các cơng cụ điều chỉnh khác cịn có thể được pháp luật hố. Ngồi ra, pháp luật xã hội chủ nghĩa cịn tác động để hình

thành trong xã hội những quy tắc ứng xử mới, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi

của xã hội mới. Trong quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật,

phải luôn chú ý tới những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của

phong tục, tập quán và quy phạm của các tổ chức khác trong xã hội đối

với pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật. Xác định được những

điều đó, chúng ta mới có thể ban hành được những quy định pháp luật

phù hợp, dễ dàng đi vào đời sống và có hiệu quả cao, đồng thời cũng

phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế của các

công cụ điều chỉnh xã hội khác.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của nhà nước và xã hội, vai trò của

pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố, mở rộng và nâng cao, những giá trị xã hội của pháp luật ngày càng được thừa nhận và phát huy, thực sự đã trở thành công cụ quan trọng để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội,

để giải quyết các xung đột trong xã hội và còn là phương tiện để chuyển đổi xã hội, biến những lý tưởng cộng sản cao đẹp thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 179 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)