Khái niệm nguyên tắc pháp luật

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 182 - 184)

II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

a) Khái niệm nguyên tắc pháp luật

Nguyên tắc pháp luật được hiểu là những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và pháp lý có vai trị chỉ đạo nội dung, q trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Nói cách khác, đó là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính tồn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung, hiệu lực của pháp luật và tính đúng đắn của q trình xây dựng, thực hiện pháp luật.

Các nguyên tắc pháp luật cấu thành một bộ phận quan trọng của pháp luật, gắn liền với bản chất của pháp luật, phản ánh những thuộc tính, quy luật quan trọng nhất của sự phát triển đất nước. Các nguyên tắc

pháp luật giữ vai trò chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh

pháp luật, có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức pháp luật, pháp chế, trật tự pháp luật và văn hoá pháp lý trong xã hội.

Các nguyên tắc pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ

bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế

thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu

tinh hoa văn hoá nhân loại. Vì vậy, chúng là những cơ sở mang tính khoa học nhất, phản ánh những quy luật khách quan của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và những điều

kiện khác của đất nước, cần được điều chỉnh bằng pháp luật ở mỗi giai

đoạn phát triển nhất định.

Việc hình thành và phát triển của các nguyên tắc pháp luật Việt Nam có sự kế thừa, phát triển những nguyên tắc của pháp luật nói chung,

những thành tựu tiến bộ mà loài người đã đạt được trong lĩnh vực điều

chỉnh pháp luật ở các thời đại trước, đặc biệt là những nguyên tắc tiến bộ của pháp luật tư sản.

Chính nhờ tính chỉ đạo của các nguyên tắc pháp luật mà các quy

định pháp luật ln có sự gắn kết chặt chẽ và thống nhất nội tại cao, đồng

thời thể hiện sâu sắc bản chất dân chủ, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng cần có sự linh hoạt khi áp dụng các nguyên tắc pháp luật vào mỗi lĩnh vực quản lý, trong mỗi thời kỳ cách mạng sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước.

Việc xác định và thực hiện đúng đắn, chính xác các nguyên tắc pháp luật sẽ làm cho hệ thống pháp luật có hiệu lực, hiệu quả cao, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được nhiều thành tích; quyền và lợi ích của nhân dân được mở rộng và nâng cao. Trong trường hợp ngược lại, sẽ có

ảnh hưởng xấu đến các hoạt động pháp luật và đến sự phát triển kinh tế,

Các nguyên tắc pháp luật cơ bản của Việt Nam thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chúng được xây dựng, thực hiện theo

hai yêu cầu cơ bản: một là, phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở giải phóng mọi năng lực, phát

huy mọi tiềm năng của đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, văn minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân; hai là, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của đất nước trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội.

Các nguyên tắc pháp luật được thể hiện trong nội dung đường lối,

chính sách của Đảng, các chính sách pháp luật, các văn bản quy phạm

pháp luật, mà tập trung nhất là hiến pháp và các văn bản luật.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa có rất nhiều các nguyên tắc nên cũng có rất nhiều cách để phân chia chúng thành các nhóm khác nhau và đương nhiên, sự phân chia đó cũng chỉ mang tính chất tương đối.

- Nếu dựa vào phạm vi chỉ đạo của các nguyên tắc đối với hệ thống pháp luật, sẽ có: Các nguyên tắc chung, các nguyên tắc liên ngành, các nguyên tắc của ngành luật.

- Nếu chia theo lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật điều

chỉnh, sẽ có: Các ngun tắc chính trị, các ngun tắc kinh tế, các nguyên tắc đạo đức, các nguyên tắc xã hội, các nguyên tắc tư tưởng, các nguyên tắc pháp lý.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 182 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)