Chức năng của nhà nước tư sản

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 104 - 106)

III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN

a) Chức năng của nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản có những chức năng sau đây.

Một là, chức năng củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản. Nhà

nước tư sản, bằng mọi cách bảo vệ chế độ tư hữu tư sản. Quyền tư hữu

được coi là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, được nhà nước tư sản đặc

biệt quan tâm bảo vệ một cách hiệu quả bằng hệ thống pháp luật với sự

giúp đỡ của cảnh sát, quân đội và tòa án. Pháp luật của phần lớn các

nước tư sản quy định hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm sở hữu nặng hơn so với hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm sức khỏe và nhân phẩm. Mỗi khi sở hữu của một nhóm tư bản nào đó bị lung lay thì nhà nước sẵn sàng can thiệp bằng cách hoặc là chuyển sở hữu của nhóm

tư bản đó thành sở hữu nhà nước hoặc bằng cách tạo cho nó những đặc

quyền trong đầu tư, tín dụng.

Nhà nước tư sản hiện đại nắm trong tay quyền lực kinh tế to lớn và có khả năng can thiệp có hiệu quả vào các khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới nhằm cứu nguy cho xã hội tư bản. Tuy nhiên, sở hữu nhà nước tư sản hiện đại không phải là sở hữu đã được “xã hội chủ nghĩa

hóa”, đó thực chất là sở hữu của một “tư bản tập thể”. Các hoạt động

kinh tế của nhà nước tư sản nhằm bảo vệ cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa trong điều kiện hiện nay.

Hai là, chức năng trấn áp nhân dân lao động và bảo vệ an ninh

chính trị, trật tự an tồn xã hội. Về chính trị, nhà nước tư sản khơng ngần ngại sử dụng bạo lực để đàn áp những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là đàn áp đảng cộng sản và các tổ chức chính trị - xã hội tiến bộ. Ngoài việc trấn áp bằng bạo lực trực tiếp, nhà nước tư sản còn hạn chế các quyền chính trị của cơng nhân, bằng cách hạn chế họ tham gia quản lý nhà nước, tham gia đời sống

chính trị của đất nước. Sự trấn áp này thể hiện rõ nhất khi nhà nước tư

sản chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ quân phiệt, độc tài, phát xít với những thủ đoạn và biện pháp hết sức trắng trợn.

Về tư tưởng, nhà nước tư sản không chỉ là tên đao phủ, mà còn là tên thầy tu, sử dụng tôn giáo và hệ thống các phương tiện thông tin tuyên truyền nhằm làm tê liệt tinh thần đấu tranh của nhân dân bằng việc tuyên truyền cho sự tồn tại vĩnh hằng của nhà nước tư sản, bằng luận điệu cho rằng nhà nước tư sản thay đổi bản chất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sẽ trở thành nhà nước phồn vinh, phúc lợi chung; xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, nói xấu và phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa bằng việc kích động tư tưởng chống cộng sản, thực hiện q trình “diễn biến hịa bình”; tun truyền, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hịi, tư tưởng bè phái, nhằm làm suy yếu các phong trào đấu tranh cách mạng hoặc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ba là, chức năng kinh tế - xã hội. Chức năng kinh tế - xã hội của

nhà nước tư sản trong giai đoạn hiện tại được chú ý đặc biệt. Nhà nước

tìm mọi cách can thiệp sâu vào đời sống kinh tế - xã hội, sử dụng nhiều chính sách kinh tế và hệ thống pháp luật để hạn chế những yếu tố tự phát,

vơ chính phủ của nền kinh tế thị trường tự do. Những hoạt động tổ chức và điều tiết kinh tế - xã hội của nhà nước tư sản đã mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn. Nhà nước sử dụng khá hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ, các công cụ quản lý, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển.

Ngoài việc quản lý kinh tế, các nhà nước tư sản còn quản lý văn

hố, giáo dục, khoa học, cơng nghệ và giải quyết những vấn đề xã hội

quan trọng, cấp thiết, như: Thực hiện chính sách xã hội, giáo dục, bảo hiểm bắt buộc...

Bốn là, chức năng phòng thủ đất nước tránh khỏi sự xâm phạm từ

bên ngoài và bành trướng, xâm lược đối với các quốc gia, dân tộc khác

khi có điều kiện. Mặc dù mục đích chính của các chức năng đối ngoại là bành trướng kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng nhưng tuỳ thuộc vào

điều kiện cụ thể trên thực tiễn, chức năng này được thực hiện theo những

cách thức và mức độ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, nhà nước tư sản chủ

yếu sử dụng biện pháp gây chiến tranh xâm lược các nước khác để chiếm

thuộc địa, thực hiện chính sách bóc lột đối với các nước này, còn trong

giai đoạn hiện nay, chủ yếu là thực hiện chính sách thực dân kiểu mới.

Năm là, chức năng hợp tác với các nước khác trên các lĩnh vực

khác nhau để cùng phát triển. Trước xu thế tất yếu của đời sống quốc tế là đối thoại, các nhà nước tư sản tích cực hình thành các liên minh kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do để cùng phát triển. Một số nhà nước tư sản còn chú trọng đến việc thực hiện các chương trình nhân đạo quốc tế.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)