Cao hiến pháp và tính tối cao của hiến pháp

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 159 - 160)

II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

c) cao hiến pháp và tính tối cao của hiến pháp

Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, thể hiện tập trung nhất ý chí

của nhân dân nên phải là văn bản luật khái quát, phổ biến, ổn định, cơ

đọng, hồn chỉnh và đồng bộ. Hiến pháp luật cơ bản, phải có tính tối cao

so với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật. Các luật và văn bản dưới luật phải tuân thủ hiến pháp cả về nội dung, hình thức, thủ tục ban hành và hiệu lực tác động. Với vai trị đó, Hiến pháp phải được toàn xã hội quyết định. Điều này thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân. Thông qua hiến pháp, nhân dân trao quyền lực cho các cơ quan nhà nước, giới hạn quyền hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân,

đồng thời cũng quy định việc nhân dân kiểm soát hoạt động của các cơ

quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân được uỷ quyền. Điều này cũng cho thấy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã

hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật.

Nhưng hiến pháp cũng chỉ là một văn bản luật, với khn khổ có hạn nên chỉ có thể quy định những vấn đề chung, cơ bản nhất của nhà nước và của xã hội, mà không thể quy định được tất cả những vấn đề có liên quan tới nhà nước và xã hội, nên thông qua hiến pháp, nhân dân đã uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước trong q trình hoạt động của mình có thể ban

hành luật và các văn bản dưới luật để chi tiết hoá hiến pháp, nhằm thực

hiện hiến pháp, với điều kiện là tất cả các văn bản đó khơng được trái với hiến pháp vì trái hiến pháp tức là trái với ý chí của nhân dân.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)