Pháp luật xã hội chủ nghĩa là vũ khí chính trị để nhân dân lao

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 175 - 176)

II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

a) Pháp luật xã hội chủ nghĩa là vũ khí chính trị để nhân dân lao

động chống lại các lực lượng phản cách mạng, giữ vững an ninh, trật

tự an toàn xã hội, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các lực lượng thù địch, phản cách mạng vẫn không ngừng phản kháng chống lại nhân dân lao động, cản trở tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên pháp luật xã hội chủ nghĩa trở thành vũ khí chính trị sắc bén để nhân dân lao động chống lại các lực lượng thù địch, phản cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, ghi nhận và củng cố chính quyền nhân dân. Pháp luật cũng là công cụ để cải tạo xã hội cũ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố

- xã hội; định hướng cho xã hội phát triển theo con đường xã hội chủ

nghĩa, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

b) Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện để Đảng Cộng sản

lãnh đạo xã hội

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo

nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo xã hội bằng đường lối, chính sách,

nhưng đường lối, chính sách của Đảng lại được Nhà nước thể chế hoá

thành pháp luật, do vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa được coi là một trong

những phương tiện để Đảng lãnh đạo xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa

đưa chúng vào đời sống xã hội, biến chúng thành hiện thực. Pháp luật thể

hiện đường lối, chính sách của Đảng một cách chi tiết, đặc thù dưới dạng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội và được

đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, trong đó có các biện pháp cưỡng chế

nhà nước rất nghiêm khắc. Dưới hình thức pháp luật, các đường lối, chính sách của Đảng sẽ được triển khai thực hiện nhanh, chính xác và có hiệu quả cao trên quy mơ tồn xã hội.

Các hoạt động pháp luật trên thực tiễn sẽ là cơ sở để kiểm nghiệm

tính đúng đắn, kịp thời của đường lối, chính sách, nghĩa là nếu đường lối,

chính sách của Đảng đúng thì pháp luật sẽ phát huy được vai trị và tính

hiệu quả tác động; ngược lại, nếu trong chính sách của Đảng có những sai lầm thì sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả của pháp luật. Trong đời sống xã hội,

đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có quan hệ rất

mật thiết với nhau, luôn hỗ trợ cho nhau nhưng không thể thay thế nhau.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 175 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)