III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
b) Các giai đoạn phát triển cơ bản của nhà nước tư sản
Chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển lịch sử dẫn
đến vai trò của nhà nước tư sản cũng có những biến đổi nhất định qua các
thời kỳ phát triển đó.
- Giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh là giai đoạn đầu hình thành và
phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa. Về mặt chính trị - xã hội, giai đoạn
này được đặc trưng bởi sự định hình các thể chế dân chủ, các tổ chức, đoàn thể tiến bộ. Nhà nước tư sản chỉ “duy trì lấy các điều kiện chung
bên ngoài của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”, gần như đứng
ngoài đời sống kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa và chỉ can thiệp khi có
những biểu hiện làm lung lay chế độ tư hữu “thiêng liêng bất khả xâm
phạm”. Nhà nước tư sản là ủy ban quản lý công việc chung của giai cấp
tư sản, là công cụ chun chính của tồn bộ giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản khi này chủ yếu giữ vai trị là “người lính gác” cho những người có tài sản.
- Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, hình thành và phát triển chủ nghĩa
tư bản lũng đoạn nhà nước. Q trình đó diễn ra dưới tác động của nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu là
do sự phát triển các quan hệ sản xuất gắn liền với các nhóm tư bản độc
quyền có khả năng thâu tóm tồn bộ quyền lực kinh tế ở phạm vi một
ngành hoặc cả một nhóm ngành. Sự hình thành các nhóm tư bản độc
quyền cùng với sự hạn chế khả năng tự điều tiết của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa đã thúc đẩy sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế tạo ra sự liên kết giữa nhà nước tư sản với các tập đoàn tư bản lũng đoạn độc
quyền. Về mặt xã hội, sự đối kháng giữa vô sản và tư sản trở nên quyết
liệt hơn, mâu thuẫn giữa các nhóm, tập đồn tư bản độc quyền với nhau
cũng trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu nắm giữ quyền lực nhà nước để giải
quyết các mâu thuẫn đó trở nên cấp bách đối với các tập đoàn tư bản độc
quyền. Trong giai đoạn phát triển đế quốc, nhà nước tư sản có những
thay đổi với những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, nhà nước can thiệp sâu, rộng hơn vào đời sống kinh tế, sở
hữu nhà nước tư sản ngày càng phát triển dẫn đến nhà nước trở thành tên
tư sản tập thể khổng lồ. Nó cũng tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, trực tiếp bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản song mạnh mẽ và hiệu quả hơn vì nó nắm giữ quyền lực chính trị.
Hai là, nhà nước bị các nhóm tư bản độc quyền có thế lực chi phối
dẫn đến nó chủ yếu bảo vệ lợi ích của nhóm tư sản độc quyền. Như vậy, cơ sở xã hội của nhà nước càng bị thu hẹp, nhà nước tư sản trở thành
“phòng điều hành và quản lý những công việc chung của tư bản độc
quyền”.
- Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay là giai
đoạn nhà nước tư sản buộc phải hồn thiện để thích nghi với điều kiện
mới. Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai ở các nước tư sản đã có
Thứ nhất, cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển rất mạnh, thành
tựu khoa học công nghệ được áp dụng nhiều hơn trong sản xuất và các
lĩnh vực khác của đời sống xã hội làm cho năng suất lao động ngày càng cao, cơng nhân ít dần đi, tầng lớp trung lưu tăng lên.
Thứ hai, do ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư
sản phải tìm mọi cách làm cho đất nước dân chủ hơn, quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, dành nhiều chi phí cho giáo
dục, y tế và các hoạt động phúc lợi xã hội khác. Nhiều nhà nước tư sản
cịn quan tâm đến các chương trình viện trợ nhân đạo, các quỹ phát triển quốc tế và đấu tranh vì nhân quyền.
Thứ ba, nhà nước xố bỏ hạn chế trong kinh doanh đối với tư nhân,
tư nhân hố nền kinh tế đất nước. Tăng vai trị điều tiết vĩ mô của nhà
nước đối với thị trường.
Nhà nước tư sản đã cố gắng thích nghi với những điều kiện mới và
đã đạt được những thành công nhất định trên nhiều mặt khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dù phát triển ở giai đoạn nào, dù cố
gắng cải biến đến đâu để thích nghi với điều kiện mới, nhà nước tư sản
cũng khơng thể thay đổi tính giai cấp của mình, vẫn là cơng cụ chun chính mà giai cấp tư sản dùng để duy trì, bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản.