III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
c) Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
nước xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ
nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của từng cơ quan, bộ phận của nhà nước nói riêng và tồn thể bộ máy nhà nước nói chung.
Các nguyên tắc này thường được ghi nhận trong hiến pháp, các luật tổ chức bộ máy nhà nước.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của bộ máy nhà
nước xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước và các nhân viên nhà nước. Sự tham gia của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có tác dụng phát huy sức mạnh, trí tuệ của nhân dân; giúp nhân dân kiểm tra, giám sát công việc nhà nước; chống các biểu hiện quan liêu, xa rời nhân dân của bộ máy nhà nước; tập cho nhân dân năng lực quản lý nhà nước và xã hội.
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện trên ba phương diện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, bảo đảm cho nhân dân tham gia đơng đảo và tích cực vào
việc lập ra bộ máy nhà nước (nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện).
Thứ hai, bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý
các công việc nhà nước và quyết định những vấn đề trọng đại của đất
nước như: thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội của nhà nước, bỏ phiếu khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, thơng qua các tổ chức
đồn thể xã hội để trình dự án luật...
Thứ ba, bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức và cá nhân được trao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để quản lý một số công việc của nhà nước.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần thực hiện những biện pháp để
nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, pháp luật, quản lý, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, cung cấp thông tin để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra các hoạt
động nhà nước.
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể phân chia. Sự thống nhất của quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân và bởi bản thân nhà nước. Với tư cách là một tổ chức hay với tư cách là một bộ máy, nhà nước luôn là một chỉnh thể thống nhất hành động, vì những mục tiêu nhất
định. Việc định ra các quyền lực, như quyền lập pháp, quyền hành pháp,
quyền tư pháp... chẳng qua là xác định các chức năng của quyền lực nhà nước trong hoạt động pháp luật.
Sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước là giao cho một hoặc từng nhóm các cơ quan nhà nước thực hiện một quyền lực nào đó, có tính chất chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động trong hoạt
động quản lý nhà nước, tránh được sự ôm đồm, bao biện hoặc chồng
chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước, đồng thời tạo cơ
chế giám sát, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan, hạn chế được sự độc
đoán, chuyên quyền, lạm quyền trong bộ máy nhà nước. Sự phân công
thực hiện quyền lực luôn diễn ra theo nhiều chiều khác nhau: Theo chiều ngang giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, theo chiều dọc giữa cùng một loại cơ quan ở các cấp khác nhau, giữa các loại cơ quan nhà nước khác nhau khi cùng thực hiện một loại quyền lực nhà nước.
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất, địi hỏi phải có sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước (hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chung của cả bộ máy nhà nước). Chẳng hạn, để giải quyết một vụ án hình sự, cần phải có sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án... Sự phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước có tác dụng kiểm tra, giám sát, kiểm soát lẫn nhau giữa chúng, tránh nguy cơ lạm dụng quyền lực, hạn chế xung đột, tạo ra sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước.
- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước.
Đảng cộng sản thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tiến trình
của Đảng giữ vai trò quyết định trong việc xác định phương hướng tổ
chức và hoạt động của nhà nước, là điều kiện quyết định để nâng cao
hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:
+ Đề ra những chủ trương và phương hướng lớn trong tổ chức và
hoạt động của cả bộ máy nhà nước, cũng như của từng cơ quan nhà
nước; chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật, nhất là những văn bản luật
quan trọng nhằm thông qua nhà nước thể chế hố các chủ trương, chính
sách của Đảng thành pháp luật, thành những quy định chung thống nhất
trên quy mơ tồn xã hội;
+ Quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy, phát
hiện, giáo dục, bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, phẩm chất để giới
thiệu cho bộ máy nhà nước;
+ Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan nhà nước
hoạt động theo đúng đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước; + Động viên nhân dân ủng hộ, giúp đỡ các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đảng lãnh đạo toàn diện nhưng không bao biện, không làm thay
công việc của nhà nước. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp nêu gương, làm cố vấn, thuyết phục, giáo dục và vai trò tiền phong gương mẫu của
đảng viên. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện thông
qua các tổ chức đảng và các đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là việc kết hợp hài hoà giữa sự chỉ
đạo tập trung, thống nhất của các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ
quan cấp trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo
của các cơ quan nhà nước ở địa phương, cơ quan cấp dưới. Nguyên tắc
tập trung, dân chủ cịn có tác dụng phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân, của tập thể và đề cao trách nhiệm, ý thức kỷ luật của cán bộ, công chức nhà nước. Vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ áp
dụng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa trung ương với địa phương,
giữa cấp trên với cấp dưới, mà cịn có thể áp dụng cho mỗi cấp trong cơ cấu tổ chức, cũng như trong các hoạt động cụ thể.
Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
Về mặt tổ chức, nguyên tắc này thể hiện ở chế độ bầu cử, cơ cấu tổ
chức bộ máy, chế độ công vụ, xác lập và giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước, giữa trung ương với địa phương, giữa các bộ phận trong mỗi cơ quan nhà nước, giữa nhà nước với nhân dân.
Nhân dân trực tiếp bầu ra hệ thống cơ quan đại diện, trao quyền cho các cơ quan đại diện bầu ra hoặc phê chuẩn những hệ thống cơ quan
khác. Các cơ quan, công chức nhà nước được trao quyền quản lý các
công việc nhà nước, nhưng đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân.
Về mặt hoạt động, quyền quyết định, chỉ đạo các công việc cơ bản,
quan trọng thuộc các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp trên; các cơ quan ở địa phương chỉ quyết định những vấn đề thuộc phạm vi địa phương mình.
Quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có ý nghĩa bắt buộc đối với cơ quan cấp dưới, của thủ trưởng là bắt buộc đối với nhân viên. Tuy
nhiên, trong phạm vi thẩm quyền luật định, các cơ quan nhà nước ở địa
phương, cấp dưới phải chủ động, sáng tạo, tự quyết định và phải chịu
trách nhiệm về những vấn đề, những công việc được giao.
Các cơ quan nhà nước trung ương, cấp trên có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan địa phương, cấp dưới, thậm chí có thể đình chỉ, hủy bỏ quyết định của cơ quan cấp dưới nếu những quyết định đó trái với pháp luật.
Cơ quan trung ương, cấp trên phải tạo điều kiện cho các cơ quan
địa phương, cấp dưới phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong giải quyết
các vấn đề, có quyền đề đạt ý kiến lên cấp trên góp phần vào việc thực
hiện các nhiệm vụ chung của nhà nước.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra và xử lý các vấn đề
kịp thời, đúng đắn, khách quan và khoa học các hoạt động nhà nước. Các chủ trương, quyết định của cấp trên phải được thông báo kịp thời cho cấp
chủ động giải quyết các vấn đề đúng pháp luật và đáp ứng yêu cầu của
cấp trên. Các hoạt động của cấp dưới phải báo cáo kịp thời và đầy đủ cho
cấp trên để cấp trên nắm được và có sự chỉ đạo đối với cấp dưới, tạo ra
sự nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy nhà nước. Đồng thời, phải đảm
bảo chế độ kỷ luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích và khen thưởng kịp thời các đơn vị cá nhân có nhiều sáng kiến, thành tích.
Ngun tắc tập trung dân chủ được áp dụng linh hoạt, sáng tạo đối
với mỗi hệ thống cơ quan, thậm chí đối với mỗi cơ quan thuộc các lĩnh
vực hoạt động cụ thể. Đồng thời, khi vận dụng nguyên tắc này cịn phải
tính đến các yếu tố và điều kiện cụ thể như trình độ văn hố, ý thức pháp luật, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... ở mỗi thời kỳ.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Sự đa dạng và phức tạp trong tổ chức và hoạt động cũng như tính
chất quan trọng của các hoạt động của bộ máy nhà nước, đòi hỏi chúng phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp chế. Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, phát huy được hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, tránh được tình trạng tuỳ tiện, lộng quyền của các cơ quan nhà nước, của những người có chức vụ, quyền hạn, bảo đảm công bằng xã hội.
Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nhà nước phải được tiến hành trên cơ sở của pháp luật; mọi cán bộ
và nhân viên nhà nước phải thực hiện chính xác và đầy đủ nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi
thực thi công vụ; thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật.
- Nguyên tắc bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, do đó bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc trong quan hệ nhà
nước, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát huy mọi khả năng của dân
tộc mình tham gia tích cực vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Ngun tắc bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc được biểu hiện ở
những nội dung cơ bản sau đây:
+ Các dân tộc đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình thành lập và cử người tham gia vào các cơ quan nhà nước, tham gia quản lý các công việc của nhà nước, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt
động của các cơ quan, nhân viên nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối
với nhà nước. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, nhà
nước bố trí, sắp xếp cán bộ các dân tộc khác nhau trong bộ máy nhà nước cho phù hợp.
+ Các dân tộc bình đẳng với nhau về quyền và lợi ích, nhà nước có
chính sách hỗ trợ để các dân tộc có điều kiện phát triển, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần.
+ Các dân tộc đều được dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc
dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hố tốt đẹp của dân tộc mình.
+ Thực hiện chính sách đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Ngoài những nguyên tắc trên, việc tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước xã hội chủ nghĩa cịn có những nguyên tắc khác như:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động có kế hoạch, nguyên tắc bảo đảm tính
kinh tế, ngun tắc cơng khai hoá… Các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước có liên quan chặt chẽ với nhau, có ảnh hưởng
rất lớn tới chất lượng, hiệu quả tổ chức và hoạt động của từng cơ quan
cũng như cả bộ máy nhà nước, nên cần được nghiên cứu thật kỹ để vận
dụng vào thực tiễn hoạt động ở nước ta.