II. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
3. Hình thức của nhà nước phong kiến
Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến, phổ biến là chính thể
quân chủ. Đứng đầu đất nước, thâu tóm quyền hành tối cao trong tay, là vua đầy uy lực và thiêng liêng. Quyền lực nhà nước trong tay vua thường
được truyền từ đời này sang đời khác. Cá biệt, ở một số thành phố của
quốc gia phong kiến có thể bắt gặp chính thể cộng hịa tự trị phong kiến.
Hình thức cấu trúc nhà nước của nhà nước phong kiến chủ yếu là
cấu trúc đơn nhất. (Nhà nước phong kiến thường xâm chiếm rồi sát nhập các nước khác vào lãnh thổ của mình mà khơng chấp nhận cấu trúc liên bang).
Về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến chủ yếu sử dụng biện
pháp bạo lực và lừa dối để thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước
phong kiến cơng khai và hợp pháp hóa việc sử dụng bạo lực để quản lý nhà nước.
Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến, hình thức của nhà
Thứ nhất, nhà nước phong kiến trong thời kỳ phân quyền cát cứ.
Thời kỳ phân quyền cát cứ thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của
chế độ phong kiến, khi đó chính quyền trung ương cịn yếu, trong đất
nước tồn tại nhiều lãnh chúa phong kiến lớn, nhỏ khác nhau. Các lãnh chúa phong kiến lớn thường bành trướng, tăng cường quyền lực của
mình bằng cách tự đặt ra luật lệ, thu thuế, thành lập các lực lượng vũ
trang riêng... thiết lập và thực hiện quyền lực riêng của mình trên vùng
đất mà mình cai quản, coi đó như một nhà nước của riêng mình, khơng
chịu thuần phục chính quyền trung ương. Do vậy, chính quyền của nhà vua thời kỳ này nhiều khi mang tính hình thức, cịn quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa.
Thứ hai, nhà nước phong kiến trong thời kỳ trung ương tập quyền.
Do sự phát triển của xã hội phong kiến, đặc biệt là sự phát triển
kinh tế, sản xuất hàng hóa, sự lớn mạnh của các đơ thị, làm cho nhu cầu
về sản xuất và trao đổi hàng hóa tăng nhanh, nên trong xã hội đã phát
sinh địi hỏi phải xóa bỏ tình trạng cát cứ, phân tán, tình trạng thuế quan nặng nề và phức tạp của các địa hạt, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, để tránh sự chèn ép của lãnh chúa đất lớn, các chúa đất vừa
và nhỏ, cùng tầng lớp thị dân đã ủng hộ việc tập trung quyền lực hùng
mạnh vào tay nhà vua để được vua che chở, bảo vệ. Bản thân vua, để
củng cố chính quyền của mình, đấu tranh chống lại các chúa đất phong kiến lớn, đã buộc phải dựa vào nhà thờ, các chúa đất vừa và nhỏ cùng
tầng lớp thị dân. Đồng thời, nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
chống các cuộc nổi dậy của nơng dân cũng địi hỏi phải có một chính
quyền trung ương hùng mạnh, đủ khả năng để giải quyết những công
việc này. Tất cả những ngun nhân đó đã dẫn đến chính quyền của vua ngày càng được củng cố, quyền lực từng bước tập trung vào tay vua, hình thành nên nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Vào giai đoạn đầu của thời kỳ trung ương tập quyền, xuất hiện hình
thức nhà nước phong kiến quân chủ đại diện đẳng cấp. Nắm giữ quyền
lực tối cao trong đất nước là vua và một cơ quan (bao gồm đại biểu của giới quý tộc, tăng lữ, sư sãi và thị dân) đại diện cho những đẳng cấp ủng hộ vua. Cơ quan đại diện đẳng cấp chủ yếu góp ý với vua về các vấn đề
chiến tranh, hồ bình, ấn định các loại thuế... Khi đã củng cố và tăng
cường được quyền lực khá mạnh, vua thường coi nhẹ, xem thường vai
trò của các cơ quan đại diện đẳng cấp.
Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, vua dựa vào sức mạnh của quân đội thường trực, từng bước thâu tóm quyền lực nhà nước trong tay mình, thiết lập nên nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế. Vua trực tiếp ban hành pháp luật, bổ nhiệm quan lại, thu chi ngân sách nhà nước, quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước.
Với sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, các thành phố trong xã hội phong kiến ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và tiềm lực.
Một số thành phố đã từng bước đấu tranh với vua chúa phong kiến đòi
quyền tự quyết trong một số vấn đề nhất định, như được bầu ra những cơ quan đại diện của mình để quản lý thành phố, được thành lập lực lượng vũ trang, tổ chức tòa án, được phép thu một số loại thuế... Quá trình phát triển đó của các thành phố, đã từng bước hình thành ở đó mơ hình chính thể cộng hoà phong kiến tự trị.