II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
b) Quan điểm, phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Đảng ta đã khẳng định quyết tâm xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Việc xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam là vấn đề vô cùng cần thiết, đánh dấu một bước phát
triển mới của nhà nước và pháp luật Việt Nam.
a) Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là tất yếu khách quan
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là tất yếu khách quan, bởi có như vậy, Nhà nước mới thể hiện đúng vai trị là tổ chức đại
diện chính thức cho tồn xã hội, là phương tiện hữu hiệu để xây dựng
chủ nghĩa xã hội, vươn tới tự do, hạnh phúc. Điều này được thúc đẩy bởi
nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; chống lại các hiện tượng độc đoán, chuyên quyền trong xã hội,
đặc biệt là trong bộ máy nhà nước; dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã
hội từ kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội; bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân; thúc đẩy và bảo đảm quá trình hội nhập khu vực và
quốc tế; thực hiện công bằng xã hội; tạo điều kiện cho sự phát triển
nhanh, bền vững của đất nước trên các lĩnh vực khác nhau.
Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đã được Đại hội
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ
chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân”(1). Vì vậy, Hiến pháp Việt Nam năm 1992
(sửa đổi năm 2001) đã quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân”(2).
b) Quan điểm, phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Việt Nam.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, địi hỏi phải được tiến hành trên cơ sở những quan
điểm và phương hướng sau đây.
(1) Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr. 132- 132.
Thứ nhất, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải bảo
đảm tuân thủ những giá trị có tính phổ biến, được thừa nhận chung trong
tất cả các nhà nước pháp quyền. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu, nhận
thức đầy đủ mục tiêu, mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam (trước hết cần nhận thức đầy đủ về nhà nước pháp
quyền nói chung từ đó tìm hiểu những đặc trưng của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, vận dụng vào việc xây dựng mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam).
Bảo đảm chủ quyền nhân dân. “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”,(1) tuy nhiên cần có sự kiểm
tra, kiểm sốt trong q trình thực hiện chúng. Đề cao tính độc lập của cơ quan tư pháp, đặc biệt trong việc bảo vệ quyền, tự do của công dân.
Đề cao pháp luật và những giá trị của pháp luật. Ban hành đầy đủ
các văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng để có thể đi vào cuộc
sống. Tổ chức thực hiện hữu hiệu trên thực tiễn đời sống xã hội đối với
các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành.
Phát huy và không ngừng mở rộng dân chủ. Bảo đảm quyền con
người và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Tăng cường pháp chế, chống lại sự độc đoán, chuyên quyền.
Thứ hai, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và
hoạt động của Nhà nước. Vận dụng sáng tạo những giá trị của nhà nước
pháp quyền vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam trên cơ sở giữ
vững định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa của đất nước. Vì vậy, cần
phải tiếp tục kiên định các nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước; bảo đảm nguyên tắc tập trung - dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ ba, phát huy bản chất, vai trò dân chủ của nhà nước trong việc
bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân phải là cơng cụ chủ yếu để thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân. Trong xã hội ta, phải đảm bảo đầy đủ và
triệt để nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, không chỉ quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà quyền lực của tất cả các tổ chức khác do nhân dân thành lập cũng phải bảo đảm nguyên tắc này. Pháp luật
phải luôn giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống các cơng cụ điều chỉnh quan
hệ xã hội, trên cơ sở bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính trị.
Thứ tư, bảo đảm nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo đối với nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật”.(1)