I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Bản chất của nhà nước
Nói tới bản chất của nhà nước là nói tới tổng hợp những mặt,
những mối liên hệ, những thuộc tính tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong của nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý
đặc biệt nhằm thực hiện mục đích bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp
thống trị trong xã hội và duy trì trật tự xã hội, vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội.
Việc xác định, đánh giá bản chất của nhà nước phải xuất phát từ
việc xem xét, đánh giá cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước. Nhà nước là một hiện tượng xã hội, sinh ra từ hai nhu cầu cơ bản: một là, nhu cầu tổ chức quản lý xã hội; hai là, nhu cầu bảo vệ lợi ích của các giai tầng trong xã hội, mà chủ yếu là của giai cấp thống trị. Do đó, bản chất của nhà nước cũng cần được xem xét chủ yếu trên hai phương diện là xã hội và giai cấp. Từ những phương diện đó, có thể xác định hai thuộc tính cơ bản của nhà nước là tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước.
Thứ nhất, về tính xã hội của nhà nước. Ở phương diện xã hội, nhà
nước là một tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội để duy trì, quản lý xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Xã hội muốn
tồn tại ổn định, có trật tự và phát triển thì địi hỏi phải có sự tổ chức và
quản lý chặt chẽ, nếu không sẽ bị hỗn loạn. Mỗi xã hội đều ln có hàng loạt các vấn đề mang tính chất chung của mọi cá nhân, tổ chức mà không phải là của riêng một cá nhân hay lực lượng nào, như: sản xuất, thiên tai,
địch họa, trật tự an toàn xã hội... Để giải quyết các vấn đề đó, xã hội cần
phải có một tổ chức thay mặt xã hội, nhân danh xã hội để tổ chức, tập
hợp, quản lý tồn thể xã hội. Tổ chức đó phải mang quyền lực chung
(quyền lực cơng cộng) của tồn xã hội. Những công việc này trước đây
do tổ chức thị tộc, bộ lạc đảm nhiệm và khi nhà nước xuất hiện, đã được
chuyển giao cho nhà nước. Nhà nước phải thay mặt cho xã hội để đứng
ra tổ chức dân cư giải quyết các vấn đề đó vì sự ổn định, sống còn của cả xã hội mà không riêng của một giai cấp, cá nhân nào. Nhà nước tạo điều kiện để xã hội vận động bình thường, có hiệu quả trên mọi lĩnh vực, giúp xã hội phát triển vì lợi ích chung của cả cộng đồng, đưa lại cuộc sống ấm
no, hạnh phúc cho mỗi thành viên và cả cộng đồng. Do đó, trong xã hội
có giai cấp, khơng thể vắng mặt nhà nước, nếu nhà nước này bị lật đổ thì phải có nhà nước khác thay thế để tổ chức quản lý xã hội, giữ cho xã hội
ổn định và phát triển.
Mặt khác, trong xã hội có giai cấp thì các giai cấp, dù là thống trị hay bị trị, cũng là một bộ phận thống nhất cấu thành nên xã hội. Vì vậy, nhà nước vừa bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, vừa phải bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, tất nhiên chỉ trong giới hạn mà lợi ích của giai cấp thống trị cho phép. Theo Ănghen, những hoạt động về mặt xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị và sự thống trị chính trị cũng chỉ
kéo dài chừng nào nó cịn thực hiện những hoạt động về mặt xã hội của
nó. Như vậy, những hoạt động về mặt xã hội của nhà nước khơng mang tính chất thuần tuý xã hội như của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mà nó vẫn biểu
hiện ở mức độ này hay mức độ khác lợi ích của giai cấp thống trị, bởi
suy cho cùng nó cũng bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị.
Mặc dù được sinh ra, tồn tại trong lịng xã hội, nhưng nhà nước có vị trí đặc biệt trong xã hội, tựa hồ như đứng trên xã hội, đại diện cho cả xã hội. Do vậy, tính chất xã hội của nhà nước là một vấn đề khách quan. Ngày nay, tính chất xã hội của nhà nước khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà nó được mở rộng ra đối với toàn nhân loại, các nhà
nước phải lệ thuộc vào nhau, phối hợp với nhau nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại.
Như vậy, nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng, tổ chức nhân danh xã hội, quản lý toàn bộ xã hội, không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà khơng tính đến lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng khác trong xã hội.
Thứ hai, về tính giai cấp của nhà nước. Từ phương diện giai cấp để
xem xét, có thể xác định nhà nước là cơng cụ bảo vệ lợi ích cho các giai tầng trong xã hội, mà chủ yếu là của giai cấp thống trị, thực hiện các mục
đích mà giai cấp thống trị đề ra.
Nhà nước bị giai cấp thống trị trong hệ thống sản xuất xã hội nắm giữ và lợi dụng. Nhà nước, theo nghĩa chung nhất, chỉ là sự thể hiện (dưới hình thức tập trung nhất) những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống
trị trong sản xuất. Những điều kiện kinh tế bảo đảm cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội có giai cấp và những mâu thuẫn khơng thể điều hoà
được do chúng tạo ra giữa các giai cấp đối kháng, đã sinh ra sự cần thiết
khách quan buộc giai cấp thống trị trong những quan hệ kinh tế đó phải tập trung sức mạnh của mình vào nhà nước. Nói cách khác, giai cấp thống trị về kinh tế, trong điều kiện tồn tại mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp, buộc phải trở thành giai cấp thống trị về chính trị và thực hiện sự thống trị về chính trị thơng qua nhà nước. Sự thống trị về chính trị của giai cấp cịn gọi là chun chính giai cấp. Giai cấp nắm giữ quyền
lực kinh tế sử dụng nhà nước để chống lại các giai cấp khác, bảo vệ lợi
ích cho giai cấp mình.
Tuy nhiên, để thực hiện quyền lực chính trị của mình, trong những
điều kiện nhất định, bên cạnh nhà nước, giai cấp thống trị cịn sử dụng
các tổ chức chính trị - xã hội khác, song nhà nước là công cụ quan trọng nhất. Cần lưu ý là, để thực hiện sự thống trị giai cấp một cách có hiệu quả, giai cấp thống trị còn thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, bắt các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội phải tuân theo, phục tùng những điều mà giai cấp thống trị mong muốn.
Như vậy, nhà nước là tổ chức do giai cấp thống trị lập ra, nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu được sử dụng để phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, là công cụ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị của giai cấp thống trị, duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác.
Tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước không chỉ dừng lại ở vấn
đề xã hội và vấn đề giai cấp phát sinh trong mỗi quốc gia, mà còn thể
hiện trong việc nhà nước giải quyết những vấn đề đối ngoại trong quan
hệ với các nhà nước khác, đặc biệt là việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, tránh khỏi sự xâm hại từ bên ngồi.
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản, thống nhất, thể hiện bản chất của bất kỳ nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Dù trong xã hội nào, một mặt nhà nước cũng phải bảo vệ lợi ích
của giai cấp cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích
chung của tồn xã hội. Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt về mức độ và sự thể hiện (cơng khai hay kín đáo, tế nhị) của hai thuộc tính này ở mỗi nhà nước nhất định, thậm chí ngay trong mỗi nhà nước cũng có thể có những khác biệt trong các giai đoạn khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và nhận thức của lực lượng cầm quyền. Trong xu thế chung hiện
nay, việc giải quyết các vấn đề xã hội và giai cấp khơng chỉ cịn được
giới hạn trong nội bộ một quốc gia mà ngày càng mang tính quốc tế. Lịch sử phát triển của nhà nước cho thấy xu hướng chuyển dần từ việc cơng khai thể hiện tính giai cấp sang việc kín đáo hơn về vấn đề giai
cấp, tăng dần vai trị xã hội, tính xã hội, trách nhiệm của nhà nước đối
với xã hội. Đây cũng là sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người từ mông muội, dã man đến văn minh, nhân đạo.
Tóm lại, nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị cơng cộng đặc
biệt, một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội phục vụ lợi ích và thực hiện mục đích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội.