Nhà nước với các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 54 - 56)

I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC

d) Nhà nước với các tổ chức xã hộ

Trong xã hội có giai cấp, để bảo vệ và thực hiện những lợi ích của mình, ngồi nhà nước ra, giai cấp thống trị còn thiết lập nhiều tổ chức

chính trị - xã hội khác. Trong xã hội hiện đại, chúng tạo thành hệ thống

chính trị, thực hiện quyền lực chính trị. Trong đó, đáng chú ý nhất là các

đảng phái chính trị, đặc biệt là đảng cầm quyền (đảng nắm giữ các chức

vụ quan trọng và chiếm nhiều ghế hơn so với các đảng khác, trong cơ quan đại diện của bộ máy nhà nước).

Nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với tất cả các tổ

chức chính trị - xã hội, đặc biệt là với đảng cầm quyền. Trong thời đại

ngày nay đảng cầm quyền thường hoá thân trong bộ máy nhà nước. So với các tổ chức chính trị - xã hội, nhà nước có một vai trị đặc

biệt quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức

chính trị - xã hội khác. Thơng thường, nhà nước cho phép thành lập và tạo điều kiện cho một số tổ chức chính trị - xã hội có lợi cho lực lượng thống trị, được thành lập và phát triển. Đối với những tổ chức mà tôn chỉ, mục đích và hoạt động khơng có lợi cho nhà nước thì nhà nước kìm hãm hoặc tìm cách loại trừ khỏi đời sống chính trị - xã hội của đất nước.

Ngược lại, các tổ chức chính trị - xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chức và hoạt động của mỗi nhà nước. Chúng có thể hỗ trợ và

cũng có thể cản trở các hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực khác

nhau.

đ) Nhà nước với pháp luật

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng đều thuộc thượng tầng

kiến trúc xã hội, đều phụ thuộc vào kinh tế và do cơ sở kinh tế quyết

định. Nhà nước là một tổ chức, còn pháp luật là hệ thống các quy tắc xử

triển. Nhà nước và pháp luật luôn thống nhất với nhau. Được xây dựng trên cùng một cơ sở kinh tế và có chung cơ sở xã hội, nên chúng có

chung bản chất (nhà nước nào thì pháp luật ấy), chung mục đích là duy

trì, quản lý đời sống xã hội vì lợi ích của lực lượng cầm quyền, vì hạnh phúc của nhân dân.

Nhà nước và pháp luật không thể tồn tại thiếu nhau. Nhà nước cần

tới pháp luật để tổ chức bộ máy nhà nước cho khoa học, phát huy được

sức mạnh của bộ máy nhà nước; quy định thẩm quyền của các cơ quan

nhà nước để tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn; xác định mối quan

hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và nhân dân để tránh tình trạng tuỳ tiện, lạm quyền (bạo lực không đi liền với cơng lý thì tàn bạo; quan hệ giữa người cầm quyền và người bị cầm quyền phải là quan hệ pháp luật), không thống nhất trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nên pháp luật còn được coi là phương tiện mà nhà nước sử dụng để quản lý xã hội. Có thể nói, hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội, đều được nhà nước quản lý bằng pháp luật. Với những thuộc tính của mình, pháp luật là cơng cụ quản lý xã hội quan trọng bậc nhất trong xã hội có giai cấp. Do vậy, chỉ có quản lý bằng pháp luật trên

các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội thì hoạt động quản lý mới

đạt được mục đích và có hiệu quả cao. Các nhà nước cần quản lý xã hội

bằng pháp luật, khơng ngừng tăng cường pháp chế.

Về phần mình, pháp luật cũng không thể thiếu nhà nước. Thông

qua nhà nước mà pháp luật được thể hiện dưới dạng các quy tắc xử sự

mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội (nhà nước là tổ chức đại

diện chính thức cho tồn xã hội, tựa hồ như đứng trên xã hội, đã tạo cho

pháp luật vị thế quan trọng, bắt buộc đối với toàn xã hội). Hơn nữa, pháp

luật lại được nhà nước bảo đảm thực hiện. Nếu khơng có nhà nước bảo

đảm thì pháp luật sẽ không được thực hiện nghiêm minh, không phát huy được vai trò, được sức mạnh, tác dụng của mình trong đời sống xã hội.

Như vậy, nhà nước và pháp luật luôn tác động, hỗ trợ cho nhau, tạo

tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nhau. Khơng thể có nhà nước

là nhà nước. Việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với

pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, bởi pháp luật vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan, là những quy phạm mang tính phổ biến trong xã hội.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)