Vị trí, vai trị của Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 146 - 149)

II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3. Vị trí, vai trị của Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bộ phận quan trọng, một mắt xích đặc biệt, là trung tâm của hệ thống chính trị, có sự liên hệ, tác động qua lại với tất cả các thành viên khác của hệ thống chính trị. Là tổ chức đại diện chính thức cho xã hội, Nhà nước có sự liên hệ chặt chẽ, tác động và chi phối tới mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ cho nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhân dân. Nhà nước quyết định bản chất, đặc trưng, quá trình tồn tại và phát triển của cả hệ thống chính trị nói chung và của từng tổ chức trong hệ thống chính trị nói riêng. Nhà nước trực tiếp tổ chức và quản lý hầu hết các mặt quan trọng của đời sống xã hội, do đó có thể tác động làm xuất hiện thêm hoặc mất đi các tổ chức chính trị - xã hội khác, có khả năng điều chỉnh lợi ích giữa các lực lượng chính trị - xã hội trong đất nước. Có thể nói, thể chế nhà nước có liên quan mật thiết với chế độ chính trị - xã hội của đất nước.

Vị trí và vai trị đặc biệt quan trọng kể trên của Nhà nước Việt Nam

trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được quyết định bởi nhiều

nguyên nhân, song cơ bản là do Nhà nước Việt Nam là biểu hiện tập

trung nhất của quyền lực nhân dân, là cơng cụ có hiệu quả nhất để thực

hiện quyền lực nhân dân. Ở Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là khởi nguồn, là chủ thể của quyền lực. Nhân dân trao quyền của mình cho nhiều tổ chức khác nhau nắm giữ, thực hiện, song tập trung nhất và quan trọng nhất là Nhà nước, vì vậy nhà nước là tổ

chức chính trị thể hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất ý chí và lợi ích của

nhân dân lao động.

Là tổ chức đại diện chính thức, chân chính cho tồn thể nhân dân,

phấn đấu vì mục tiêu xố bỏ chế độ áp bức, bóc lột, mọi sự bất công để

xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc nên Nhà nước Việt

Nam nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của toàn thể dân tộc. Nhà nước bảo

đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,

thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện.

Nhân dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,

tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến

nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Cịn đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước thì tơn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

Quyền lực nhân dân được thực hiện thông qua nhiều cơng cụ khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau song chủ yếu và có hiệu quả nhất là thơng qua nhà nước. Điều đó có những lý do sau đây:

+ Nhà nước là tổ chức chính trị bao trùm tồn bộ xã hội, có cơ sở

xã hội rộng lớn nhất, tồn tại và hoạt động dựa vào cả xã hội. Tính chất

rộng lớn của Nhà nước không những thể hiện trong phạm vi các lĩnh vực của đời sống xã hội do Nhà nước quản lý mà còn cả số lượng chủ thể

chịu sự tác động của nó (mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội). Cũng chính cơ sở xã hội rộng lớn đó đã tạo điều kiện cho Nhà nước triển khai nhanh và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình.

+ Nhà nước có hệ thống cơ quan đại diện rộng lớn được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan đại diện này do nhân dân bầu ra và giữ vai trị quyết định đối với tồn bộ các hệ thống cơ quan nhà

nước còn lại. Tất cả những quyết định do các cơ quan nhà nước đưa ra

đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

+ Nhà nước là tổ chức hùng mạnh nhất trong xã hội, chỉ có Nhà nước mới có sức mạnh cưỡng chế tồn diện, có hiệu lực nhất. Sức mạnh

đó được thể hiện ở các cơ quan chun mơn có chức năng cưỡng chế,

như: quân đội, cảnh sát, nhà tù, tòa án và các lực lượng vũ trang khác mà các thiết chế chính trị - xã hội khác khơng có. Thơng qua hoạt động của các cơ quan đó, Nhà nước có thể duy trì được sự ổn định, trật tự xã hội.

+ Nhà nước là chủ thể duy nhất được ban hành pháp luật. Thông

qua pháp luật, Nhà nước có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những

định hướng mà Nhà nước và nhân dân mong muốn.

+ Nhà nước là tổ chức giàu có nhất trong xã hội, nó có đầy đủ tiềm lực kinh tế cần thiết để thực hiện vai trị của mình. Là chủ sở hữu của hầu hết những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, có quyền phát hành tiền,

quyền đặt ra và thu các loại thuế, nên Nhà nước có khả năng đảm bảo

những nguồn tài chính, vật chất cần thiết không chỉ cho hoạt động của

bản thân mà cả của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Với tiềm lực kinh tế to lớn của mình, Nhà nước thực hiện việc quản lý tồn bộ nền kinh tế

quốc dân, đảm bảo cho nó phát triển nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn

nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.

+ Nhà nước là tổ chức nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, có thể quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước nên nhà nước khơng chỉ có khả năng huy động mọi tiềm năng trong nước mà cả

sự trợ giúp quốc tế vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó

cho thấy, Nhà nước thực hiện quyền lực nhân dân không chỉ trong phạm vi đất nước mà cả trong quan hệ với các quốc gia khác.

+ Nhà nước cịn có một hệ thống các phương tiện thông tin, tuyên truyền để tác động mạnh mẽ về mặt tư tưởng đối với toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)