Pháp luật với chính trị

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 69 - 71)

II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT

b) Pháp luật với chính trị

Chính trị giữ vai trị chỉ đạo đối với nội dung và phương hướng

phát triển của pháp luật. Chính trị là khâu trung gian để chuyển tải những

nhu cầu, đòi hỏi của kinh tế đến với pháp luật. Căn cứ vào tình hình

chính trị, kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước, các lực lượng chính trị

hoạch định đường lối chính sách, những cương lĩnh chính trị, định hướng

chiến lược... của mình, đồng thời quyết định cả phương pháp, phương

tiện, những hình thức thực hiện, lựa chọn, bố trí con người để đạt được

các mục tiêu đã đề ra. Những quyết sách đó, thể hiện tập trung trong văn kiện của các đảng phái chính trị, nhất là của đảng cầm quyền. Nhà nước

có trách nhiệm thể chế hố những đường lối chính sách đó thành pháp

luật và tổ chức thực hiện. “Hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng rất lớn bởi

hệ thống chính trị của quốc gia đó, đặc biệt đối với các ngành luật như

hiến pháp, luật hình sự và luật hành chính”(1). Sự chỉ đạo của chính trị đối

với nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật có ý nghĩa vơ

cùng quan trọng đối với đất nước, có ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước.

(1) Michael Bogdan, Comparative Law, Kluwer Norstedts Juridik tano, (bản dịch của Lê

Phương hướng phát triển của pháp luật cũng do chính trị chỉ đạo.

Thơng thường, các phương hướng phát triển cơ bản của pháp luật trong

một quốc gia là do đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền ấn

định. Tuy nhiên, chính sách của lực lượng cầm quyền cịn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị -

xã hội trong đất nước.

Có thể nói, q trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật

trong mỗi quốc gia ln có sự chỉ đạo của chính trị, mà quan trọng nhất

là chính sách của lực lượng cầm quyền. Các tổ chức và cá nhân khi tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, cũng phải ln

bám sát tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để có

những giải pháp phù hợp nhất.

Khi chính trị thay đổi thì pháp luật cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của chính trị thể hiện ở sự thay đổi trong đường lối chính sách, mục tiêu của các chủ thể chính trị; sự thay đổi hình thức, phương pháp, phương tiện để đạt mục tiêu đề ra; sự thay đổi thủ lĩnh hay lực lượng cầm quyền trong đất nước... Tất cả những thay đổi đó, sớm hay muộn cũng đều dẫn

đến sự thay đổi trong pháp luật vì pháp luật là một trong những hình thức

thể hiện đường lối chính sách của các lực lượng chính trị cầm quyền

trong đất nước. Lực lượng cầm quyền thay đổi (thay đổi đảng cầm

quyền, thay đổi lực lượng nắm giữ quyền lực nhà nước, do kết quả bầu cử mới, đảo chính hay cách mạng xã hội...) thì chính sách thay đổi, mà chính sách thay đổi thì pháp luật cũng sẽ thay đổi theo.

Pháp luật là sự biểu hiện tập trung của chính trị, bởi việc tổ chức, thực hiện và sử dụng quyền lực nhà nước ln gắn bó chặt chẽ với pháp luật, không thể thiếu pháp luật. Pháp luật là cơ sở để tổ chức bộ máy nhà

nước, ràng buộc quyền lực nhà nước, là công cụ để thực hiện sự quản lý

nhà nước đối với xã hội. Sự gắn bó mật thiết giữa pháp luật với nhà nước cũng biểu hiện mối liên hệ giữa pháp luật với chính trị.

Pháp luật thể hiện đường lối chính trị thơng qua việc ghi nhận các

chính sách, mục tiêu của các lực lượng chính trị trong xã hội, nhất là của lực lượng cầm quyền, về đối nội cũng như trong đối ngoại, trên các lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù không phải khi nào cũng xác định được trong pháp luật về lực lượng cụ thể cầm quyền trong đất nước, nhưng pháp luật luôn đặt ra các quy định về địa vị thống trị của lực lượng cầm quyền trong xã hội, sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội trong việc nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước.

Pháp luật là phương tiện để hiện thực hoá mục tiêu, chính sách của

lực lượng cầm quyền. Các đảng phái chính trị ln mong muốn đường

lối, chính sách của mình được nhà nước thể chế hố thành pháp luật. Dưới hình thức pháp luật, đường lối chính sách của các lực lượng chính trị được nâng lên thành cái phổ biến, có tính chất bắt buộc chung đối với

toàn xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhà nước,

trong đó có các biện pháp cưỡng chế rất nghiêm khắc.

Chính trị khơng chỉ là biểu hiện của các chính sách, các lợi ích kinh

tế mà cịn là biểu hiện của các chính sách, lợi ích và các vấn đề khác

thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như: Tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các lực lượng chính trị; mức độ và xu hướng của cuộc đấu tranh hay sự thoả hiệp, hợp tác giữa các chủ thể chính trị... Tất cả những điều đó của chính trị, đều có ảnh hưởng tới nội dung của pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật ở mỗi quốc gia.

Các chủ thể chính trị đều mong muốn sử dụng công quyền, dựa vào công quyền để phục vụ các mục đích chính trị của mình. Vấn đề là việc sử dụng đó phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép (đặc biệt là các quy

định của hiến pháp). Các quy định trong hiến pháp thường xác định cơ

cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của các tổ chức chính trị, các lực lượng chính trị, quy chế pháp lý của công dân và các cá nhân khác.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)