II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
b) Pháp luật chiếm vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước và xã hộ
xã hội
Pháp luật và những giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền luôn được đề cao. Hệ thống pháp luật phải hồn thiện, ln đáp ứng được
nhu cầu, đòi hỏi của việc quản lý đất nước trong từng giai đoạn phát
triển. Các quan hệ xã hội quan trọng cần được điều chỉnh bằng pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh.
Pháp luật phải quy định thật chặt chẽ, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước để tránh sự tuỳ tiện, lạm quyền. Pháp luật do nhà nước ban hành, nhưng luôn giữ vai trò thống trị đối với
nhà nước. Các cơ quan, cơng chức nhà nước chỉ được làm những gì mà
pháp luật cho phép. Trong khi đó, nhân dân được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm và pháp luật chỉ nên cấm những gì thật cần thiết để bảo đảm quyền tự do cho nhân dân.
Chú trọng tính khách quan và tính quy phạm của pháp luật, nghĩa là pháp luật phải phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, chứa đựng những nội dung tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của loài người; phải thể hiện sự nhân đạo, phù hợp đạo lý, công bằng xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển vì lợi ích con người. Các quy định pháp luật phải là những quy tắc xử sự chặt chẽ, chính xác, khoa học và là khuôn mẫu, chuẩn mực cho
hành vi con người. Pháp luật chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cần
thiết; phải công khai, rõ ràng, minh bạch, ổn định; phải dễ hiểu, dễ thực
hiện để bảo đảm sự an toàn về mặt pháp lý cho các tổ chức và cá nhân
trong xã hội. Pháp luật phải thể hiện tính cơng lý trong xã hội, khơng nên
đưa ra những biện pháp quá đáng, quá khích để đảm bảo sự tương quan
giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân. Nhà nước pháp quyền, suy cho cùng phải quay về phục vụ con người, vì lợi ích con người.