Quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội khác trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 150 - 154)

II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

5. Quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội khác trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tổ chức xã hội là tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân theo

nguyên tắc tự nguyện tham gia và hoạt động theo nguyên tắc tự quản,

được thành lập nhằm đáp ứng những lợi ích của các thành viên.

Việc thành lập các tổ chức xã hội có mục đích và ý nghĩa rất to lớn, tạo ra cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi phối hợp thống nhất

hành động của các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết

toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân. Các tổ chức xã hội cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước và xã hội.

Mạng lưới các tổ chức xã hội ở nước ta phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về các loại hình tổ chức và hoạt động. Mỗi

và liên kết những thành viên có cùng những điều kiện giống nhau hoặc

về giới tính, lớp tuổi, nghề nghiệp... Chính sự giống nhau đó đã tạo nên sự thống nhất về lợi ích, sự đồn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong các tổ chức xã hội. Mỗi tổ chức xã hội có vị trí, chức năng và nhiệm vụ riêng, hoạt động vì những mục tiêu khác nhau nên mỗi tổ chức có quan hệ với Nhà nước khác nhau.

Mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội thể hiện ở

những nội dung cơ bản sau đây:

- Giữa nhà nước và các tổ chức xã hội ln có sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong tổ chức các cơ quan nhà nước và thành lập các tổ chức xã hội.

Các tổ chức xã hội tham gia giới thiệu, đề cử và tham gia bầu cử

đại biểu nhân dân vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Cịn Nhà nước

khuyến khích, cho phép các tổ chức xã hội được thành lập hoặc thừa

nhận sự tồn tại và hoạt động của chúng, đặc biệt là việc thành lập các tổ chức xã hội trong các cơ quan hay đơn vị hành chính của Nhà nước.

- Nhà nước và các tổ chức xã hội giúp đỡ nhau trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi tổ chức.

Các tổ chức xã hội tham gia vào việc đề ra các kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước; nêu sáng kiến xây dựng pháp luật, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật,

trình dự án luật ra trước Quốc hội; tham gia vào một số hoạt động của

các cơ quan nhà nước, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khi được các cơ

quan nhà nước ủy quyền; giáo dục hội viên tự giác thi hành pháp luật;

tham gia tích cực vào các phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm và các phong trào văn hóa xã hội khác.

Nhà nước giúp đỡ các tổ chức xã hội về cơ sở vật chất; thông báo về tình hình mọi mặt cho các tổ chức xã hội; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức xã hội về xây dựng chính quyền và phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước; bảo vệ các hoạt động chính đáng của các tổ

chức xã hội; phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc giáo dục chính trị tư tưởng, đề cao kỷ luật lao động, thúc đẩy các phong trào thi đua; tạo điều kiện để các tổ chức xã hội hoạt động có hiệu quả; động viên

nhân dân cùng với Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Nhà nước và các tổ chức xã hội còn tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện pháp luật và đường lối chính sách của Đảng.

Các tổ chức xã hội thực hiện sự kiểm tra, giám sát hoạt động của

các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong việc tuân theo pháp luật của Nhà nước và chính sách của Đảng.

Nhà nước tiến hành phê chuẩn điều lệ của tổ chức xã hội, giám sát

việc tuân theo pháp luật trong văn kiện và trong hoạt động của các tổ

chức xã hội.

Quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức xã hội luôn bảo đảm nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc thuộc nội bộ của mỗi tổ chức, tơn trọng tính tự quản của các tổ chức xã hội.

6. Đổi mới và hồn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Việt Nam

Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam là vấn đề vừa mang tính quy

luật vừa mang tính cấp thiết bắt nguồn từ những thay đổi to lớn của đất

nước ta nói riêng và của thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới hệ thống chính trị là một vấn đề khó khăn và phức tạp, cần được tiến

hành từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

gắn liền với việc củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

tăng cường hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước; phát huy vai trị

chủ động, tính độc lập của các tổ chức chính trị, đồn thể xã hội; duy trì

sự ổn định chính trị của đất nước, chống đa nguyên và diễn biến hịa

bình; khẳng định sự trung thành của hệ thống chính trị với chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc kiện tồn và đổi mới hệ thống chính trị cần được tiến hành trong tổng thể (cả hệ thống) và đối với từng tổ chức thành viên về tổ chức cũng như về hoạt động theo tinh thần

đổi mới để mở rộng dân chủ, giải phóng con người trong các lĩnh vực xã

hội; phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Với tư cách là tổ chức lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam phải có

trọng nhất của đất nước; phải luôn tự đổi mới và chỉnh đốn để có tri thức, năng lực thực hiện tốt hơn vai trị lãnh đạo của mình. Khơng ngừng hồn

thiện phương pháp, hình thức lãnh đạo của Đảng, xác định rõ mối quan

hệ giữa Đảng với các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị, nhất là quan

hệ đối với Nhà nước, tránh bao biện làm thay, can thiệp vào hoạt động

chức năng của các cơ quan nhà nước.

Đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi mới

trong giai đoạn hiện nay đồng nghĩa với việc xây dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khơng ngừng cải cách và hồn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đối với các tổ chức, đồn thể xã hội, cần có những thay đổi về chất

trong tổ chức và hoạt động theo các phương thức mở rộng và đa dạng

hố các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp hội; củng cố cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của các tổ

chức, đa dạng hóa các hoạt động của chúng nhằm lôi cuốn đông đảo

quần chúng tham gia; thực hiện chế độ kiêm chức, giảm biên chế trong

bộ máy của các tổ chức, tiến tới chế độ tự trang trải về kinh phí ở các tổ

chức này; phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực, khắc

phục tình trạng ỷ lại vào các tổ chức Đảng hoặc các cơ quan nhà nước.

Đi đơi với việc kiện tồn, đổi mới mỗi bộ phận, mỗi đơn vị cần đổi

mới mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị theo hướng tạo ra mơi trường lành mạnh để thúc đẩy q trình dân chủ hóa xã hội, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức cũng như các mối quan hệ giữa chúng để tránh tình trạng bao biện, làm thay cơng việc của nhau, tình trạng lạm quyền, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân.

Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam, cần cởi mở, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn minh của hệ thống chính trị của các nước khác, hịa nhập với thế giới để khai thác và tăng cường các nguồn lực của đất nước, hướng tới mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế

- xã hội, tăng mức sống, điều kiện sống cho nhân dân, thực hiện công

bằng xã hội, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân lao động trong khối

Chương 6

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)