Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện quản lý có hiệu quả

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 177 - 178)

II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

d) Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện quản lý có hiệu quả

đời sống xã hội

Là công cụ quản lý xã hội quan trọng nhất hiện nay, pháp luật xã

hội chủ nghĩa được sử dụng để phối hợp, quy tụ những hoạt động của các

cá nhân riêng rẽ trong xã hội, nhằm đạt được những mục đích mong

muốn, duy trì đời sống cộng đồng xã hội.

Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù ra đời, biến đổi và phát triển theo sự biến đổi, phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng pháp luật có vai trị rất lớn trong tổ chức và quản lý kinh tế. Thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế; xác định cơ cấu, các thành phần của nền kinh tế quốc dân; quy định địa vị pháp lý của các

đơn vị, tổ chức kinh tế; tổ chức quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh;

quy định chế độ tài chính, các biện pháp kiểm tra giám sát trong quá

trình sản xuất, kinh doanh... Pháp luật còn đưa ra các biện pháp hữu hiệu

để xử lý những hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

Như vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa là một phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách, mục tiêu kinh tế của nhà nước và của xã hội, có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế đất nước. Khi phản ánh

đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế của đất nước, pháp luật sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, ngược lại khi được ban

hành không đúng, được xây dựng quá cao hoặc quá thấp so với sự phát triển của kinh tế, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, thậm chí cịn có thể mang lại những tác hại nhất định cho nền kinh tế.

Pháp luật còn là phương tiện để quản lý chính trị, quản lý văn hố - giáo dục, khoa học - công nghệ, y tế, xã hội và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác vì sự tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.

đ) Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trị thiết lập, bảo đảm công

bằng xã hội, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa

Công bằng và dân chủ là ước muốn ngàn đời của nhân dân lao

động. Dưới chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, chúng được thực hiện thông

qua pháp luật. Bằng pháp luật, nhà nước quy định các quyền, tự do dân chủ cho nhân dân, như: tự do lập hội, tự do mít tinh, biểu tình, hội họp... Thơng qua pháp luật, nhà nước xác định địa vị pháp lý của các tổ chức xã

hội, xác định mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức xã hội. Pháp luật cịn góp phần giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn, điều hồ lợi ích giữa các lực lượng, các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Dựa vào pháp luật, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 177 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)