Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 174 - 175)

II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, pháp luật có vai trị vô cùng to lớn,

là phương tiện không thể thiếu để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều

kiện và định hướng cho sự phát triển xã hội. Là công cụ điều chỉnh các

quan hệ xã hội, pháp luật luôn tác động và ảnh hưởng rất lớn tới các quan hệ xã hội nói chung, các yếu tố của thượng tầng kiến trúc và các yếu tố của hạ tầng cơ sở nói riêng. Do mức độ tác động và ảnh hưởng của pháp

luật đối với mỗi loại quan hệ xã hội, mỗi loại đối tượng khác nhau thì

khác nhau, nên có thể xem xét vai trò và những giá trị xã hội của pháp luật trên nhiều bình diện khác nhau.

Nhìn chung, cũng giống như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ chuyên chính giai cấp, là phương tiện để bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thực hiện những mục đích mà nhà nước và nhân dân đề ra; là công cụ điều chỉnh quan hệ

xã hội, mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung để tổ chức, quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội; là công cụ để bảo vệ công lý, thực hiện công bằng xã hội.

Ở góc độ chính trị, có thể coi pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương

tiện quan trọng, chủ yếu để Đảng cộng sản lãnh đạo đối với xã hội, để

nhà nước quản lý các mặt quan trọng của đời sống xã hội, để nhân dân

phát huy và thực hiện quyền làm chủ của mình.

Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác vai trị và những giá trị xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa, thì cần phải xem xét nó qua từng giác độ cụ thể, nghĩa là gắn nó với việc thực hiện các chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội. Dưới giác độ này, pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện vai trò ở những mặt sau đây:

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 174 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)