III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
a) Hình thức chính thể
Hình thức chính thể của nhà nước tư sản bao gồm quân chủ lập hiến và cộng hịa dân chủ tư sản.
Sự tồn tại của chính thể quân chủ lập hiến ở một số nhà nước tư sản
có những ngun nhân lịch sử và chính trị nhất định. Ở một số nước,
buổi đầu giai cấp tư sản khơng thể xóa bỏ ngay được chế độ phong kiến
nên đành phải thỏa hiệp và sau đó thì quay ra sử dụng một số thể chế
phong kiến để phục vụ cho lợi ích của mình. Trong chính thể quân chủ
lập hiến, có sự hạn chế nhất định đối với quyền lực của nguyên thủ.
Chính thể quân chủ lập hiến có hai biến dạng là: quân chủ nhị hợp và quân chủ đại nghị. Trong chính thể quân chủ nhị hợp, quyền lực của vua bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp, song lại rất rộng trong lĩnh vực hành
pháp. Cịn trong chính thể quân chủ đại nghị vua khơng có quyền hạn
trong lĩnh vực lập pháp và trong lĩnh vực hành pháp cũng bị hạn chế đến
mức tối đa. Nghị viện thông qua luật và vua khơng được quyền phủ
quyết. Chính phủ được thành lập dựa vào phái đa số trong nghị viện và
chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính thể này hiện đang tồn tại ở
một số quốc gia, như: Thái Lan, Nhật, Anh...
Chính thể cộng hịa dân chủ tư sản là hình thức tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nước tư sản. Chính thể cộng hịa tư sản có các dạng là cộng hịa tổng thống, cộng hịa đại nghị và cộng hồ lưỡng hệ.
Trong chính thể cộng hịa tổng thống, vai trị của tổng thống rất
quan trọng. Tổng thống được nhân dân bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên
thủ quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ. Chính phủ khơng do nghị viện
thành lập, các thành viên chính phủ do tổng thống cử và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Quốc hội khơng được bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ cịn tổng thống khơng được giải tán nghị viện trước thời hạn. Hình thức này tồn tại ở Mỹ và một số nước châu Mỹ - La tinh.
Cộng hòa đại nghị được đặc trưng bởi việc nghị viện thành lập ra
chính phủ và khả năng của nghị viện kiểm tra hoạt động của chính phủ; chính phủ được thành lập từ đại biểu của phe đa số trong nghị viện; tổng
thống do nghị viện bầu ra và có vai trị khơng lớn. Tổng thống chỉ đứng
đầu nhà nước, cịn đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Nhân vật quan trọng
của bộ máy nhà nước là thủ tướng. Hình thức này tồn tại ở Đức và một
số nước khác.
Cộng hoà lưỡng hệ là chính thể có sự hỗn hợp giữa cộng hịa tổng
thống và cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước
nhưng lại có rất nhiều quyền hành đối với chính phủ. Thủ tướng đứng
đầu chính phủ nhưng vai trị rất hạn chế. Nghị viện có quyền giải tán
chính phủ cịn tổng thống có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Hình thức này đang được sử dụng ở Pháp và một số nước khác.