Chức năng của nhà nước phong kiến

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 92 - 94)

II. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

a) Chức năng của nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến có những chức năng sau đây.

Thứ nhất, nhà nước phong kiến có chức năng bảo vệ chế độ sở hữu

của địa chủ, phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác.

Dưới chế độ phong kiến, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu bởi vì

sản xuất nơng nghiệp chi phối gần như toàn bộ nền sản xuất của xã hội,

song đất đai chủ yếu nằm trong tay vua chúa phong kiến cũng như các

địa chủ lớn, nhỏ. Nơng dân hầu như khơng có đất và nếu có thì cũng rất ít

và khó có thể giữ được. Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ và phát triển sở hữu phong kiến, đặc biệt là đất đai. Nhà nước sử dụng pháp luật, các biện pháp kinh tế, những biện pháp bạo lực và nhiều biện pháp khác để bảo vệ và phát triển sở hữu phong kiến. Mọi hành vi xâm

hại tới sở hữu phong kiến đều bị nhà nước, địa chủ, phong kiến trừng

phạt rất dã man. Nhà nước củng cố, duy trì các hình thức bóc lột tàn nhẫn của địa chủ, phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác. Bằng các chính sách về sưu thuế, nhà nước phong kiến cịn trực tiếp tham gia vào việc bóc lột một cách khơng thương xót đối với nơng dân. Ngồi ra, nơng dân cịn phải nộp nhiều khoản khác nhau cho nhà thờ, cho

tầng lớp tăng lữ. Có thể nói, hầu hết các tầng lớp quan lại trong xã hội

phong kiến đều sống bằng cách bòn rút của cải và sức lực của người

nông dân.

Thứ hai, nhà nước phong kiến có chức năng trấn áp nơng dân và

những người lao động khác. Nhà nước phong kiến, cũng như từng lãnh

chúa phong kiến, đã sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn có thể để đàn áp

nông dân. Biện pháp phổ biến là bạo lực, như: Dùng quân đội để đàn áp,

chém giết không thương xót đối với nơng dân, giam cầm, tra tấn, đánh

đập nông dân. Trong những trường hợp nổ ra khởi nghĩa nơng dân thì

nhà nước phong kiến và các chúa phong kiến luôn chi viện cho nhau, cùng nhau đàn áp dã man nông dân.

Đi đôi với việc sử dụng bạo lực, nhà nước phong kiến còn kết hợp

chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo, sử dụng tôn giáo để khống chế, đàn áp nông dân về tinh thần. Nhà nước thường thực hiện chính sách ngu dân, lừa gạt nông dân, tuyên truyền hệ tư tưởng phong kiến, thần thánh hoá chế độ phong kiến cũng như quyền lực, địa vị của địa chủ, phong kiến.

Thứ ba, nhà nước phong kiến có chức năng kinh tế - xã hội. Trong

những chừng mực nhất định, nhà nước phong kiến đã tham gia tích cực

vào các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để nhân dân yên ổn làm

ăn. Nhà nước phong kiến thường tìm nhiều cách để phát triển đất nước,

chăm lo bảo vệ tài sản của dân, khuyến khích nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng sự

quan tâm của nhà nước phong kiến đến các hoạt động kinh tế - xã hội,

trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người cầm quyền.

Thứ tư, nhà nước phong kiến có chức năng tiến hành chiến tranh

xâm lược xâm chiếm lãnh thổ mới, mở rộng quyền lực và làm giàu bằng tài nguyên, của cải của các dân tộc khác. Trong xã hội phong kiến, chiến tranh là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn, là phương tiện để làm giàu và mở rộng quyền lực. Nhà nước phong kiến có thể tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến tranh nào dù là chính nghĩa hay khơng chính nghĩa, miễn là có lợi cho địa chủ, phong kiến nắm quyền, thậm chí chỉ vì lợi của cá nhân nhà vua. Trong thời kỳ cát cứ, mỗi lãnh chúa phong kiến đều có thể gây chiến và tiến hành chiến tranh với các lãnh chúa phong kiến khác.

Thứ năm, nhà nước phong kiến có chức năng phòng thủ đất nước

và bang giao với các nước khác. Nhà nước phong kiến ln tìm mọi biện

pháp tiến hành các hoạt động bảo vệ lãnh thổ của mình trước nguy cơ

xâm lấn từ nước ngồi. Nhà nước phong kiến cịn thực hiện chính sách bang giao, phát triển kinh tế, thương mại với các nước khác vì sự hưng thịnh của quốc gia.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 1 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)