II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, KIỂU, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT, NGUỒN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT
c) Pháp luật với đạo đức
Cũng như đạo đức, pháp luật sinh ra với tác dụng là công cụ điều
chỉnh hành vi của con người, vì một trật tự xã hội ổn định và phát triển. Chính vì vậy, giữa pháp luật và đạo đức ln gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau. Chúng có chung mục đích trong việc quản lý đời sống xã hội, giáo dục nhân cách, phẩm chất và năng lực cho công dân. Rất nhiều quy tắc xử sự trong xã hội vừa là quy tắc đạo đức vừa là quy phạm pháp luật,
như nghĩa vụ qua lại giữa cha mẹ và các con, giữa vợ và chồng... Trong
nhiều trường hợp, đạo đức và pháp luật ln có sự đánh giá thống nhất
về các hành vi của con người. Thông thường, hành vi nào bị pháp luật
trừng phạt thì đạo đức cũng lên án (chẳng hạn, hành vi trộm, cướp, giết
người...), ngược lại, hành vi nào được pháp luật khen thưởng thì đạo đức hoan nghênh (chẳng hạn, hành vi dũng cảm cứu người đang lâm nạn...).
Pháp luật và đạo đức có sự thống nhất rất cao nhưng chúng không đồng
nhất với nhau, đơi khi cũng rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Pháp luật và đạo đức có một số điểm khác biệt nhất định.
Thứ nhất, pháp luật do nhà nước ban hành chủ yếu dưới hình thức
các văn bản quy phạm pháp luật, như hiến pháp, luật... cịn đạo đức chỉ
được hình thành một cách tự phát trong xã hội và khơng có hình thức thể
hiện chuyên biệt.
Thứ hai, pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp,
trong đó có các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc, còn đạo
đức chỉ được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính xã hội
nhẹ nhàng, ít nghiêm khắc hơn, như lên án bằng dư luận xã hội…
Thứ ba, pháp luật chặt chẽ, chính xác và thống nhất hơn so với đạo
đức. Đạo đức, trong nhiều trường hợp, rất chung chung và không thống
nhất. Trong đất nước chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật nhưng có thể tồn tại nhiều loại đạo đức khác nhau.
Thứ tư, phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật,
mục đích của đạo đức mang tính lý tưởng nhiều hơn là tính hiện thực.
Những vấn đề đã nêu cho thấy, pháp luật cần phải được xây dựng
trên cơ sở của đạo đức, phù hợp với đạo đức. Có như vậy, pháp luật mới hợp với lòng người, dễ được mọi người tự giác thực hiện. Nội dung của pháp luật phải chứa đựng nội dung, tinh thần của đạo đức. Pháp luật phải củng cố, bảo vệ những tư tưởng, quan điểm, quy tắc đạo đức tiến bộ, phù hợp sự phát triển của xã hội.
Đạo đức không chỉ là cơ sở để xây dựng pháp luật, mà còn tạo điều
kiện cho pháp luật được mọi người tự giác thực hiện nghiêm chỉnh, đầy
đủ. Đạo đức còn hỗ trợ cho pháp luật trong việc quản lý xã hội ở những
đó, cần có sự phối hợp giữa pháp luật với đạo đức và những công cụ
quản lý khác để quản lý đất nước; phải chú trọng khơng chỉ xây dựng và
hồn thiện pháp luật mà còn phải nâng cao vai trò của đạo đức, kết hợp