I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
a) Nhà nước với xã hộ
Ở một nghĩa chung nhất, xã hội là hình thức sinh hoạt chung có tổ
chức của lồi người ở một trình độ phát triển nhất định của lịch sử, được
xây dựng trên cơ sở của một phương thức sản xuất nhất định. Nói cách
khác, xã hội là một cộng đồng người có quan hệ sinh hoạt chung, liên hệ với nhau bằng một phương thức sản xuất, ở một trình độ phát triển của lịch sử, do những quan hệ sản xuất quy định.
Nhà nước có những mối quan hệ nhất định đối với xã hội.
Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Xã hội loài người
nước. Nhà nước chỉ sinh ra khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất
định và địi hỏi phải có nhà nước. Như vậy, xã hội sinh ra nhà nước mà
không phải là nhà nước sinh ra xã hội.
Nhà nước là hình thức tổ chức của xã hội có giai cấp. Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện tính chất giai cấp sâu sắc. Khi chưa phát triển, chưa có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì xã hội được tổ chức dưới những hình thức khác, như: thị tộc,
bộ lạc... Khi đã phân chia thành các giai cấp đối kháng nhau thì xã hội
phải được tổ chức dưới hình thức nhà nước.
Nhà nước là bộ máy quản lý xã hội, sinh ra từ xã hội, có nhiệm vụ thay mặt xã hội để quản lý xã hội, giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội (khi
chưa có nhà nước thì xã hội tự đảm nhiệm). Để làm được việc đó, nhà
nước tạo ra cho mình một vị thế tựa hồ như đứng trên xã hội, đại diện
chính thức cho xã hội để giữ cho xã hội trong vòng một trật tự nhất định. Nhà nước và xã hội ln có sự thống nhất với nhau. Xã hội có giai cấp khơng thể tồn tại thiếu nhà nước bởi thiếu nhà nước thì xung đột giữa các giai cấp sẽ ngày càng gay gắt dẫn đến việc giai cấp này tiêu diệt giai cấp kia và tiêu diệt luôn cả xã hội. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp. Nhà nước hiểu theo nghĩa là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp này để trấn áp giai cấp khác chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp.
Tuy vậy, nhà nước và xã hội không đồng nhất với nhau, nhà nước tồn tại trong xã hội có giai cấp, chỉ là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Ngồi việc tổ chức xã hội dưới hình thức nhà nước, con người cịn tổ chức xã hội dưới những hình thức khác, như:
đảng phái, cơng đồn, đồn thanh niên...
Nhà nước và xã hội có tác động qua lại với nhau. Trong mối quan
hệ này, xã hội giữ vai trò quyết định đối với nhà nước, là cơ sở cho sự
tồn tại và phát triển của nhà nước. Ngược lại, muốn tồn tại thì nhà nước phải dựa vào cơ sở xã hội nhất định. Cơ sở xã hội thay đổi thì bản chất nhà nước cũng thay đổi theo.
Những biến đổi trong sự vận động và phát triển của xã hội sớm hay
muộn cũng dẫn tới sự thay đổi tương ứng của nhà nước (mỗi xã hội có
giai cấp sẽ có một kiểu nhà nước tương ứng; các kiểu nhà nước thay đổi là do sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội).
Nhà nước sinh ra do nhu cầu, đòi hỏi của xã hội, là tổ chức đại
diện cho toàn thể xã hội, có nhiệm vụ quản lý hầu hết các lĩnh vực quan trọng của xã hội, quản lý tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Do
đó, nhà nước có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển về mọi mặt của
xã hội. Nếu nhà nước tổ chức và quản lý tốt thì có thể giữ cho xã hội ổn
định, tạo điều kiện và thúc đẩy xã hội phát triển nhanh, đúng hướng.
Ngược lại, nhà nước cũng có thể kìm hãm sự phát triển xã hội. Nếu tổ chức và quản lý khơng tốt, nhà nước có thể làm cho xã hội rối ren, mất
ổn định, các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội tràn lan, xã hội
chậm phát triển.