I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
b) Nhà nước với kinh tế
Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với nhà nước. Nhà nước là một
bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, là sản phẩm của một chế độ
kinh tế - xã hội nhất định, có quan hệ mật thiết với kinh tế, luôn chịu sự chi phối của kinh tế. Nhà nước chỉ ra đời khi kinh tế đã phát triển ở trình
độ khá cao, khi xuất hiện chế độ tư hữu, chế độ người bóc lột người.
Theo Angghen, thì nhà nước theo nghĩa chung nhất chỉ là sự thể hiện (dưới hình thức tập trung nhất) những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sản xuất.
Sự phát triển của hạ tầng cơ sở quyết định sự phát triển của nhà
nước. Cơ sở kinh tế, đặc biệt là quan hệ sản xuất, thay đổi thì nhà nước thay đổi. Angghen cho rằng, nhà nước, chế độ chính trị là những cái phụ thuộc, cịn những quan hệ kinh tế mới là yếu tố quyết định.
Mỗi nhà nước đều được xây dựng và tồn tại trên một cơ sở kinh tế
nhất định. Cơ sở kinh tế - xã hội luôn quyết định đến bản chất của nhà
nước, hình thức, chức năng nhà nước. Nhà nước luôn nằm trong tay lực lượng thống trị về kinh tế, phục vụ chủ yếu lợi ích của lực lượng đó.
Nhà nước phản ánh và bảo vệ lợi ích của lực lượng chiếm vai trị thống trị trong hệ thống sản xuất và là công cụ thực hiện những mục
đích, nhiệm vụ kinh tế, chính trị của lực lượng đó nên các chính sách của
nhà nước, xét đến cùng đều xuất phát từ chính sách kinh tế.
Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế. Nhà nước tiến hành các hoạt động cần thiết để quản lý các hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội. Nhà nước ln tìm cách bảo vệ và phát triển những quan hệ kinh tế có lợi cho giai cấp thống trị, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Nhà nước tiến hành
đặt ra và thu các loại thuế để nuôi bộ máy và phục vụ cho các hoạt động
của mình.
Nhà nước ln tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những
điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các
hiện tượng xã hội khác. Sự tác động này có thể tích cực và có thể tiêu
cực. Khi nhà nước đưa ra những chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế
phù hợp thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; ngược lại, khi nhà nước có các chính sách kinh tế khơng đúng, thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
Tóm lại, sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước, xét đến cùng do kinh tế quyết định.