II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
c) Những đặc điểm cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, pháp luật xã hội chủ nghĩa ghi nhận và củng cố chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, từng bước xoá bỏ hiện tượng áp bức, bóc lột trong xã hội. Quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải từng bước
nạn áp bức, bóc lột người và cùng với việc xố bỏ đó thì phải từng bước thiết lập và củng cố chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Bằng việc thiết lập chế độ công hữu đối với những tư liệu sản xuất cơ bản trong xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa từng bước tạo ra sự ngang bằng trong quan hệ đối với tư liệu sản xuất giữa những người lao động. Đây cũng là một
trong những điều kiện quan trọng để xố bỏ tình trạng người bóc lột
người và bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, việc xố bỏ chế độ tư
hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất cần được tiến hành
từng bước phù hợp với những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cần tránh hiện
tượng nóng vội, mong muốn thiết lập ngay chế độ cơng hữu đối với
toàn bộ tư liệu sản xuất, mà khơng tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội
của việc làm đó. Bởi chế độ cơng hữu là mục đích của cả q trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội mà không phải là phương tiện để xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Hai là, pháp luật xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân rộng lớn, vì lợi ích của nhân dân. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí, nguyện
vọng của nhân dân lao động và những đòi hỏi khách quan của phương
thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, ghi nhận, củng cố và phát triển hệ thống rộng lớn các quyền, tự do dân chủ của người lao động. Với nguyên tắc “tất cả cho con người, tất cả vì hạnh phúc của con người”, pháp luật luôn
tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhân dân có thể tham gia tích cực,
phát huy tới mức tối đa tài năng, trí tuệ và sinh lực của mình vào các
công việc nhà nước và xã hội theo lý tưởng cộng sản: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người”.
Ba là, pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống nhất nội tại cao.
Mơ hình phát triển xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự đồn kết và nhất trí cao của những người lao động trong xã hội, trên
cơ sở thống nhất về lợi ích, nên xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có
tính thống nhất nội tại cao. Sự thống nhất của xã hội đòi hỏi hệ thống
pháp luật phải có tính thống nhất. Sự thống nhất đó thể hiện ở bản chất,
nội dung, chức năng của pháp luật xã hội chủ nghĩa, ở sự liên kết trong cấu tạo của chúng, ở mối quan hệ hữu cơ giữa các quy phạm pháp luật và
thuẫn hình thức giữa chúng. Sự thống nhất của pháp luật xã hội chủ
nghĩa luôn cao hơn bất kỳ một kiểu pháp luật nào khác. Điều đó được
quyết định một cách khách quan bởi sự thống nhất của toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó đặc biệt là sự thống nhất của các quan hệ kinh tế.
Bốn là, phạm vi điều chỉnh của pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng và hiệu quả điều chỉnh ngày càng cao. Phản ánh một
cách khoa học những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển cùng xã hội. Trong sự phát triển tích cực, sáng tạo của mình, pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng phát huy vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Điều này biểu hiện ở phạm vi điều chỉnh của pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng được mở rộng tới nhiều loại quan hệ xã hội mới, quan trọng như các quan hệ lao động, phân phối... Với hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật, lại có quan hệ mật thiết và tác động cùng chiều với các quy phạm xã hội khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa ngày càng được tăng cường về vai trò và giá
trị xã hội, hiệu quả của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng ngày
càng được nâng cao.
Năm là, pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trị năng động sáng tạo.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật chỉ ra đời, tồn tại
khi trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, có sự phân
hố giai cấp, do vậy khi mà những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của pháp luật khơng cịn nữa thì nó sẽ tiêu vong. Cụ thể là khi mà lao
động khơng cịn chỉ là phương tiện sinh sống, mà bản thân nó trở thành
một nhu cầu bậc nhất của cuộc sống; khi cùng với sự phát triển tồn diện của các cá nhân thì cả những lực lượng sản xuất cũng phát triển, và tất cả các nguồn của cải của xã hội tuôn ra tràn đầy, thì pháp luật trở thành tập
quán, thói quen và những quy tắc đơn giản của cộng đồng. Với vai trò
năng động sáng tạo, pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn phát triển, đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của sự phát triển xã hội. Cùng với thời gian, pháp luật dần trở thành những thói quen, tập quán, đạo đức và những quy tắc
của đời sống cộng đồng cộng sản, nó sẽ tiêu vong khi thế giới bước vào