II. NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
a) Sự ra đời và tồn tại của pháp luật xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan
khách quan
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước khi tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa phải nhanh chóng xóa bỏ nhà nước cũ, đồng thời cũng phải từng bước huỷ bỏ pháp luật cũ, nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp luật mới để ghi nhận, củng cố, bảo vệ và phát triển những thay đổi cơ bản của xã hội về kinh tế, chính trị - xã hội, từ phương diện pháp lý.
Sự ra đời và tồn tại của pháp luật trong xã hội xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan vì những lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, xã hội xã hội chủ nghĩa được thoát thai từ chính xã hội
cũ, do đó về mọi phương diện (kinh tế, đạo đức và tinh thần...), vẫn cịn mang dấu vết của xã hội mà từ đó nó đã sinh ra, nên vẫn cần pháp luật để hạn chế, loại bỏ những hình thức kinh tế tư hữu; tác động làm xuất hiện và phát triển những hình thức kinh tế mới, chuyển đổi xã hội cũ thành xã hội mới tốt đẹp hơn.
Thứ hai, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, vẫn tồn tại giai cấp nên cần
phải được quản lý bằng pháp luật, phải dùng pháp luật để giữ gìn trật tự
xã hội, giải quyết những xung đột, tranh chấp trong xã hội. Như vậy, về mặt vật chất, pháp luật vẫn còn tồn tại với tư cách là yếu tố điều tiết việc phân phối sản phẩm và định mức lao động giữa những thành viên trong
xã hội; về mặt xã hội, pháp luật vẫn rất cần thiết để củng cố và hình
thành những nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cho các tổ chức và các cá nhân, thiết lập trật tự trong các quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình, trong đời sống sinh hoạt cộng
đồng, bảo vệ chế độ xã hội, chế độ nhà nước, những thành quả của cách
mạng; về mặt tinh thần, nhu cầu cần tồn tại pháp luật đã được V. Lênin
nhấn mạnh là “nếu không rơi vào khơng tưởng thì khơng thể nghĩ rằng sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản, người ta sẽ tức khắc có thể làm việc cho xã hội mà khơng cần phải có tiêu chuẩn pháp luật nào cả, hơn nữa, việc xố bỏ chủ nghĩa tư bản khơng thể đem lại ngay được những tiền đề kinh
tế cho một sự thay đổi như vậy”(1).
Như vậy, do đòi hỏi của cuộc đấu tranh giai cấp, nhu cầu cải tạo, tổ chức, xây dựng và quản lý xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao
động vẫn cần tới pháp luật. Tuy nhiên, việc xoá bỏ pháp luật cũ và xây
dựng pháp luật mới phải được tiến hành từng bước phù hợp, không thể vội
vàng, nơn nóng. “Trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa,
“pháp luật tư sản” chưa bị xoá bỏ hồn tồn mà chỉ bị xố bỏ một phần,
chỉ bị xoá bỏ với mức độ phù hợp với cuộc cách mạng kinh tế đã được
hoàn thành, nghĩa là chỉ trong phạm vi tư liệu sản xuất thôi. “Pháp luật tư sản” thừa nhận tư liệu sản xuất là sở hữu riêng của cá nhân. Chủ nghĩa xã hội biến tư liệu sản xuất thành tài sản chung. Trong chừng mực ấy - và chỉ
trong chừng mực ấy - “pháp luật tư sản” khơng cịn nữa”(2). Điều đó có
nghĩa, cách mạng vơ sản khơng xố bỏ toàn bộ những quy định pháp luật cũ mà kế thừa tất cả những gì tiến bộ của pháp luật cũ, đặc biệt là pháp luật tư sản. Hơn nữa, xã hội cũ hay xã hội mới thì cũng đều là xã hội loài người, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, có những điểm giống nhau nhất định, nên nhiều quy định pháp luật có thể được kế thừa, hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với xã hội mới. Thực tiễn cách mạng ở nhiều nước
đã cho thấy là sau khi giành được chính quyền, nhân dân lao động vẫn sử
dụng nhiều quy định, văn bản pháp luật cũ. Việc xoá bỏ pháp luật cũ, xây dựng pháp luật mới ở mỗi nước khác nhau diễn ra không giống nhau, tuỳ thuộc vào nhận thức và tình hình, điều kiện của mỗi nước.
Cùng với nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ tồn tại và phát
triển trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó cần được
thường xuyên củng cố và phát triển cho phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội.
(1) V. I. Lênin, Toàn tập, tập 33 Nxb Sự thật 1976, tr. 116 (2) V. I. Lênin, Sđd, tr. 116