I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, BỘ MÁY, KIỂU, HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC
c) Nhà nước với chính trị
Các lực lượng chính trị trong xã hội ln mâu thuẫn với nhau, vì có lợi ích khác nhau. Trong các loại lợi ích đó thì lợi ích kinh tế là quan trọng nhất.
Lực lượng chính trị nào muốn bảo vệ được lợi ích của mình, muốn
đưa lại cho mình nhiều lợi ích nhất thì phải nắm lấy quyền lực nhà nước,
giữ lấy các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, các lực lượng chính trị ln đấu tranh hoặc hợp tác với nhau trong việc giành và giữ chính quyền.
Chính trị là những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà
nước trong nội bộ một nước và về quan hệ chính thức giữa các nước với
nhau hay những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập
đồn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà
nước(1). Như vậy, có thể nói chính trị là những công việc nhà nước hay
xã hội, gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các nhóm
xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng
quyền lực nhà nước. Vấn đề chính trị khơng chỉ bó gọn trong những quan hệ trên mà nó cịn bao gồm cả những quan hệ giữa các đảng phái trong cùng một thể chế chính trị, quan hệ giữa các nhóm khác nhau trong cùng một đảng chính trị, sự liên minh hay thoả hiệp giữa các dân tộc trong
cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia, dân tộc...
Trước hết, đời sống chính trị thể hiện tập trung trong đường lối,
chính sách, mục tiêu của các lực lượng trong xã hội (mỗi lực lượng đều có chính sách và mục tiêu của mình, đặc biệt là chính sách kinh tế, mục tiêu kinh tế). Lênin đã từng khẳng định: “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”.
Bên cạnh đó, chính trị thể hiện trong sự đấu tranh, liên minh, hợp
tác hoặc thoả hiệp giữa các lực lượng chính trị (giai cấp, nhóm xã hội,
đảng phái, dân tộc...) trong việc giành và giữ chính quyền.
Đồng thời, chính trị cịn thể hiện trong việc quản lý của nhà nước.
Nhà nước xuất hiện từ sự cần thiết phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, lực lượng chính trị, là một lực lượng nảy sinh từ xã hội tựa hồ như
đứng trên xã hội, giữ cho xung đột giai cấp nằm trong giới hạn của trật
tự. Nhà nước thay mặt cả xã hội quản lý xã hội về chính trị. Các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị muốn được thành lập hoặc hoạt động
đều phải được sự đồng ý của nhà nước. Trong q trình hoạt động, các tổ
chức đó phải tn thủ pháp luật của nhà nước.
Như vậy, chính trị là sự phản ánh quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội có những lợi ích khác nhau. Nói cách khác, bất kỳ một vấn đề xã hội nào, nếu như việc giải quyết nó
trực tiếp hay gián tiếp gắn với lợi ích giai cấp, với vấn đề quyền lực
chính trị thì đều mang tính chính trị, mà trọng tâm là các vấn đề giành,
giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Do đó, chính trị có quan hệ mật thiết với nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị, bản thân nhà
nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Nhà nước là vũ khí
Ngược lại, chính trị cũng ảnh hưởng rất lớn tới nhà nước, những điều kiện và yếu tố, như: Tương quan giai cấp, mức độ gay gắt của
những mâu thuẫn xã hội, chính sách của các đảng phái chính trị, các trào
lưu chính trị pháp lý..., đều có ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thức
chính thể và hình thức cấu trúc của nhà nước.