cuộc khởi nghĩa có đủ thành phần trên nhiều địa phương và nhiều vùng tham gia, đặc biệt những nơi là trị sở của người Hán đô hộ. Truyền thuyết cùng lịch sử địa phương cho biết, tại Bắc Giang có Thánh Thiên cơng chúa, Bát Nàn cơng chúa,... Xung quanh trị sở Luy Lâu (tỉnh Bắc Ninh) có Ả Tắc, Ả Dị, Tạ Thơng, Đề Nương, Bạch Hồn, Biểu Phật Nương, Đặng Đường Hồn, Hùng Bàn, Thiên Bình, Ả Lã, Hồng Nhị, Đà Công, Nguyệt Nương, Đống Công, Hựu Cơng, Quốc Nương,...1, Hải Phịng (vốn là phần đất xưa của Hải Dương) có nữ
tướng Lê Chân, hay Thanh Hóa có Lê Thị Hoa, Đơ Dương, Chu Bá,...2 cùng
nhiều thủ lĩnh nhân dân các vùng khác nhau như: Đỗng Năng Tế (thầy dạy võ cho Hai Bà Trưng), Hùng Nguyên (chồng Trưng Nhị), ông Đống, ông Cai, ơng Nà, đơ Chính,...3.
Những tướng lĩnh của nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được phản ánh trong các truyền thuyết, thần tích, thần phả ở các làng, xã đã cho thấy sự tham gia đông đảo của nhiều vùng đất, nhiều thành phần nhân dân vừa khởi nghĩa tại chỗ, vừa hợp lực với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tạo nên sự “đồng khởi” thống nhất trên toàn bộ địa bàn nước Nam Việt xưa mà trọng điểm là Giao Châu - nơi có trị sở của quan lại cai trị cao nhất, đặc biệt trên vùng đất xưa của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là các quận Cửu Chân, Nhật Nam của người Việt. Theo các nguồn thần tích, thần phả, truyền thuyết ở nhiều địa phương cho biết, thủ lĩnh các vùng khởi nghĩa thường có mối quan hệ thâm giao với nhau, cùng có dịng dõi lạc tướng, lạc hầu, hoặc quan hệ huyết tộc bên nội hay ngoại, bạn bè, thân hữu lâu đời. Những mối quan hệ đó kết hợp với mối liên kết vùng địa lý tạo nên những khối liên kết bền vững, hịa quyện nhau hình thành nên nền tảng vững chắc cho sự hình thành quốc gia độc lập buổi đầu và sự kế thừa phát huy trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Từ Mê Linh, được sự hưởng ứng của các đội quân do các lạc hầu, lạc tướng cùng nhân dân địa phương các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Hai Bà Trưng dẫn quân tiến xuống trị sở đầu não Luy Lâu. Thành Luy Lâu thất thủ, Tô Định cùng bọn quan binh trốn chạy về nước. Sau thắng lợi, nghiệp xưa
1. Xem Đỗ Văn Ninh: Lịch sử Hà Bắc, Hội đồng lịch sử Hà Bắc, 1986, tr.52.2. Xem Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa: Lịch sử Thanh Hóa, 2. Xem Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa: Lịch sử Thanh Hóa,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, t.I, tr.31.