V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)
4. Cựu Đường thư, quyển 184, Liệt truyện 134, tờ 2a 5 Tân Đường thư, Bản kỷ 5, tờ 7a.
Mai Thúc Loan sau này được ghi chép trong chính sử. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Tướng giặc là Mai Thúc Loan, chiếm giữ châu, xưng là Hắc Đế,
bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30 vạn. Vua Đường sai Nội thị tả giám môn Vệ tướng quân là Dương Tư Húc và Đô hộ là Nguyên Sở Khách đánh dẹp yên được”1. Sau này, Đại Việt sử ký tiền biên ghi lại: “Nhâm Tuất (722) (Đường Huyền Tông, Khai Nguyên năm thứ 10), bấy giờ người Hoan Châu là Mai Thúc Loan chiếm cứ Hoan Châu tự xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, quân số có tới 30 vạn. Quân nhà Đường sai nội thị Tả đô hộ là Nguyên Sở Khách dẹp yên được (Thúc Loan người Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay có đền thờ tại thơn chợ Sa Nam tức là nhà ơng. Tư Húc tính tàn nhẫn, bắt được tù binh hoặc lột da mặt, hoặc bóc da đầu, mọi người đều khiếp sợ)”2.
Từ thắng lợi ban đầu, Mai Hắc Đế tiến hành tổ chức xây dựng lại đất nước. Nhà Đường lúc đó đương cường thịnh tức tốc cử Dương Tư Húc dẫn 10 vạn quân sang xâm lược. Do chưa đủ thời gian để tổ chức lại đất nước, rèn luyện quân đội, trước thế quân xâm lược hung hãn, Mai Hắc Đế phải dẫn quân rút vào rừng, sau rồi ốm chết, tướng sĩ tan tác trước sự tàn sát tàn bạo của quân đội nhà Đường, xác người bị giết chất thành gò cao. Nước ta lại rơi vào vịng nơ lệ3.
Sau cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn dưới thời Đường Huyền Tông (năm 755), nhà Đường bước vào thời kỳ rối ren. Tại An Nam đô hộ phủ, bọn quan lại thừa cơ bóc lột khiến dân tình khổ sở. Dư âm cuộc khởi nghĩa Mai Hắc Đế vọng lại cùng tinh thần độc lập dân tộc khiến cho các hào trưởng người Việt thức tỉnh. Năm 791, “An Nam đô hộ phủ là Cao Chính Bình làm việc quan bắt dân đóng
góp nặng”4 đã khiến cho “Phùng Hưng dấy binh vây phủ, Chính Bình lo sợ
mà chết”5.
Theo sử sách ghi lại: “Phùng Hưng vốn là nhà hào phú, có sức khỏe, có thể vật trâu, đánh hổ. Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766 - 780) đời Đường Đại Tơng, nhân Giao Châu có loạn, cùng với em là Hải hàng phục được các ấp bên cạnh, 1, 4, 5. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.190, 191, 192.