Hải Dương với cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Nhà nước Vạn Xuân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 97 - 98)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

2. Hải Dương với cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Nhà nước Vạn Xuân

Cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra, vùng đất Hải Dương đã tích cực hưởng ứng. Hệ thống sơng ngịi chằng chịt là đường giao thông gắn kết Hải Dương với các vùng đất. Người Hải Dương vốn cần cù chịu khó, ham học hỏi, từ kinh nghiệm canh tác truyền thống, các ngành, nghề sản xuất thủ công truyền thống kết hợp với việc tiếp thu nhiều thành tựu kỹ thuật về nông nghiệp, thủy lợi, thủ công nghiệp từ người Hán nên kinh tế - xã hội phát triển. Đây là vùng đất hội tụ đầy đủ nhân tài, vật lực tham gia đóng góp cho cuộc khởi nghĩa.

Từ trong lịch sử, vùng đất Hải Dương khá màu mỡ, thuận lợi về giao thông, cho nên người Hán đến đây và chọn làm nơi định cư khá đông, trở thành một thế lực với lực lượng nhân lực và tiềm lực kinh tế quan trọng. Lý Bí với gốc gác tổ tiên là người Hán lại đời đời làm hào trưởng, quan lại của chính quyền nên có uy tín khơng những trong cộng đồng người Việt mà cả với cộng đồng người Hán sinh sống trên đất Việt. Trước sự tàn bạo của hệ thống quan lại cai trị, với lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra đã được nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, trong đó có người dân Hải Dương.

Người Hải Dương đã đồng lịng tham gia cuộc khởi nghĩa, đóng góp tích cực cho sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân với những chiến công bảo vệ nền độc lập non trẻ. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến nay đã có 22 di tích kiến trúc tín ngưỡng, tơn giáo như đình, nghè, miếu thờ Lý Nam Đế và các vị

tướng có cơng giúp vua chống giặc ngoại xâm. Sự ủng hộ tham gia của người dân Hải Dương được thể hiện qua truyền thuyết về những vị thần được thờ khắp các địa phương, những vị thần tham gia cuộc khởi nghĩa, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân hay những vị thần âm phù giúp cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi. Những thần tích ghi lại cơng trạng âm phù như sau:

Thần tích đình Khánh Hội, xã Nam Đồng, huyện Nam Sách (nay là phường Nam Đồng, thành phố Hải Dương) kể về 5 vị thần Đào Cơng Hồng, Đào Cơng Mỹ, Đào Công Tế, Đào Công Quảng, Đào Cơng Nhân đã có cơng âm phù triều đình Lý Nam Đế chống quân Lương xâm lược giành thắng lợi. Sau khi đất nước thanh bình được vua sắc chỉ “phong Mỹ tự phúc thần, vạn cổ huyết thực” và cho dân thờ cúng mãi mãi1.

Thần tích đình Phú An, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng ghi lại sự tích ba vị thành hồng của làng là Đơ Thiên Đại vương có cơng âm phù giúp Lý Bí đánh giặc Lương. Thần tích cho biết năm 545, nhà Lương đưa quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế dẫn đại quân đi chống giặc “khi đi đến trại Bình Lãng (thơn Ngọc Quyết, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng) dựng bản doanh chống giặc. Ban đêm có ba vị y mão chỉnh tề,... nói rằng phụng mệnh thiên đình âm phù trừ giặc,... biết là thần linh báo mộng, hôm sau làm lễ xuất quân đánh đâu thắng đó,... sau đánh tan giặc vua cho lập miếu thờ phụng”2.

Miếu (nghè) Nhuận Đơng, xã Bình Minh, huyện Bình Giang ghi lại vào niên hiệu Thiên Đức, giặc Lương sang xâm lược nước ta, vua Lý Nam Đế hạ giá thân chinh chống giặc. Khi vua dẫn quân qua làng Trung Hạ đi qua miếu thờ bà Nguyễn Trinh, một phúc thần trấn giữ địa phương đã âm thầm phù vua đánh giặc. Khi trận đánh giáp lá cà vua thấy trời đất tối mờ mịt, mưa gió dữ dội, cát văng, đá ném tự nhiên khiến quân giặc hoang mang hoảng sợ, bỏ gươm, giáo, binh lương chạy thục mạng thốt thân. Thắng giặc, đất nước thanh bình, ghi ơn vua phong thần cho miếu3.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)