xâm lăng đã gửi bản tấu lên vua Hán Quang Vũ báo lại số quân tham gia gồm 1,2 vạn của 4 quận hợp cùng đại quân dưới quyền y thành đội binh gồm 2 vạn người cùng thuyền xe lớn, nhỏ hơn 2.000 cỗ tiến vào Giao Chỉ. Ngoài binh lính, chắc chắn cịn huy động nhiều dân binh đi mở đường, vận chuyển tải lương phục dịch cho đạo quân xâm lược này. Trong quá trình hành tiến, qn đến Hợp Phố thì Đồn Chí bị bệnh chết, Quang Vũ xuống chiếu cho Mã Viện thống suất chỉ huy cả hai đạo quân thủy, bộ. Hai đạo quân nương nhau dựa theo đường ven biển, mở núi thành đường hơn một ngàn dặm xuống phía nam.
Một chính quyền độc lập non trẻ với lực lượng chủ yếu là nghĩa binh được tôi rèn, thử thách qua các cuộc khởi nghĩa, trước những động thái chuẩn bị xâm lăng của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã có sự chuẩn bị kháng chiến để giữ vững nền độc lập. Nguồn chính sử chỉ ghi chép sơ lược: “Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ơ hợp, sợ khơng chống nổi, lui
quân về giữ Cấm Khê”1, nhưng các nguồn sử liệu khác như thần tích, thần
phả, truyền thuyết các vùng đất ghi lại cho thấy Hai Bà Trưng đã chuẩn bị chống xâm lược khá chủ động. Các vùng đất hiểm yếu đều được Hai Bà phái các tướng lĩnh trấn giữ chặn địch như vùng núi phía Bắc do Thánh Thiên giữ đồn trại Ngọc Lâm (tỉnh Bắc Giang), vùng ven biển là Lê Chân giữ đất An Biên (thuộc Hải Phòng ngày nay, xưa là vùng đất cũ của Hải Dương), nội địa thì bà Bát Nàn giữ vùng đất Tiên La (tỉnh Thái Bình), bà Phạm Thị Hồng giữ vùng Tức Mặc (Nam Định) cùng các tướng lĩnh giữ vùng đất Hải Dương ngày nay. Đường tiến của các đạo quân xâm lược, theo Hậu Hán thư cho biết: “Mã Viện theo núi phát đường hơn nghìn dặm mà tiến”, khu vực hội quân thủy, bộ là vùng Lục Đầu giang. Có thể hình dung con đường tiến quân của Mã Viện từ Quảng Châu theo đường thủy xuống vùng đất Quảng Ninh qua cửa sông Bạch Đằng tiến vào vùng Đông Bắc châu thổ Bắc Bộ, mở con đường bộ men theo ven biển Móng Cái - Tiên n - ng Bí - Đơng Triều - Phả Lại - Luy Lâu (trung tâm vùng đất Bắc Ninh ngày nay), nơi có trị sở Giao Châu là thành Luy Lâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ đây theo sông Dâu, sông Đuống đại quân thủy, bộ của Mã Viện phối hợp tiến lên đánh Tây Vu (vùng đất Cổ Loa có trung tâm là kinh đơ Âu Lạc của An Dương Vương), từ đó tiếp cận vùng Mê Linh nơi Hai Bà Trưng đóng đơ. Sau khi chiếm
lại vùng đất Luy Lâu - trị sở cũ của nhà Hán, gặp khó khăn trước sự kháng cự của nghĩa binh vùng Cổ Loa, Mã Viện chọn vùng đất Lãng Bạc làm nơi tập trung quân thủy, bộ chuẩn bị cho cuộc tiến đánh Mê Linh. Lãng Bạc là vùng đất có dải đất cao nổi lên giữa miền nước lụt mênh mơng, có những dải đồi cao nối tiếp nhau kéo dài như Thiên Thai, Đông Cứu, Long Khám, Vân Khám, Phật Tích, Lạn Kha, Bát Vạn, núi Chè, núi Lim uốn quanh với địa hình cao ráo, nương theo dịng chảy giữa sơng Dâu, sơng Đuống. Một vùng đồi núi thấp kết hợp tương liên với vùng đất trũng sâu thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), các huyện Gia Lâm, Đông Anh (thành phố Hà Nội) ngày nay hình thành nên thế trận thủy bộ hỗ trợ nhau. Là viên tướng lão luyện chinh chiến, Mã Viện chọn đây làm nơi đóng quân chuẩn bị lực lượng tiến đánh kinh đơ Mê Linh của Hai Bà Trưng. Từ vị trí đóng quân này, Mã Viện hy vọng có thể được sự trợ giúp của cánh quân từ phía Bắc tiếp viện khi thua trận và là bàn đạp thuận lợi khi tấn cơng vào đất Mê Linh nơi có kinh đô của Hai Bà Trưng. Sách Thủy kinh chú cho biết: “Mã Viện thấy miền Lãng Bạc đất cao bèn từ Tây Lý (Vu) kéo quân đến đóng đồn ở đó” để tập hợp chấn chỉnh đội ngũ, vừa để phịng thủ, vừa đợi qn đối phương và có thể tấn cơng khi có thời cơ. Mặc dù cuộc tiến quân thuận lợi chưa có sự ngăn trở nào nhưng do thời tiết khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới vào thời điểm giao thời của mùa xuân vào hạ, quân phương Bắc lại không quen thủy thổ khiến nhiều bệnh tật phát sinh, quân tướng bị chết nhiều bởi lam chướng. Sách Hậu Hán thư cho biết: chưa đánh trận tướng Hán Vũ đã chết bệnh ở Lãng Bạc. Trước tình cảnh đó, Mã Viện đã có phần nao núng nên nói cùng các tướng lĩnh dưới quyền khi từ Giao Chỉ về: “Ngày trước khi còn hàn vi, hăng hái muốn lập nghiệp lớn. Em họ là Thiếu Du thấy ta vất vả khuyên: Người ta ở đời miễn được cơm no áo ấm, cưỡi xe êm, đi bước chậm, làm quan nhỏ ở quận nhà, giữ phần mộ của tổ tiên thế là đủ lắm rồi. Ta cho là không phải. Tới khi phụng mệnh ra quân, lúc đang ở miền Lãng Bạc, Tây Lý (Vu) quân giặc chưa dẹp được, dưới thì nước lụt, trên thì mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, ngẩng lên trông thấy chim diều hâu đang bay xà rơi xuống nước... Nằm nghĩ đến lời Thiếu Du mới thấy là chí lý”1.
Trước thế giặc tràn sang xâm lược, mặc dù lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, kinh nghiệm chiến trận chưa dày dạn, triều đình mới thành lập nhưng