này, có thể chủ nhân các ngơi mộ là những nghĩa quân tham gia khởi nghĩa chống nhà Đơng Hán xâm lăng. Đó là những ngơi mộ điển hình trong táng tục của người Đơng Sơn được duy trì cho đến những năm đầu sau Công nguyên.
Những phát hiện tại khu mộ cổ Động Xá, xã Lương Bằng, huyện Kim Thành với gần 30 ngôi mộ chôn chung tại một địa điểm gọi là gò Ma Việt rộng
khoảng 300m2 cho biết, đây là khu mộ chơn tập thể được tìm thấy. Các mộ
được chơn song song thành từng hàng có chủ đích, cách nhau khoảng 0,5- 4m. Đầu mộ quay về hướng đông, như vậy hướng người quá cố nhìn là hướng tây. Mộ gồm hai loại:
- Quan tài bằng thân cây khoét rỗng, mộ thuyền dài 190 - 300cm, đường kính trung bình 50cm, có lỗ chốt cố định ở hai đầu. Trong mộ song táng có 2 bộ vũ khí, cách nơi phát hiện quan tài 20m tìm được 1 bơi chèo (đây là thuyền dùng làm quan tài, hay quan tài hình thuyền là vấn đề cần nghiên cứu).
- Quan tài bó bằng giát giường trong có lớp lá gồi giống như áo tơi.
Di cốt trong quan tài phần lớn được bảo quản tốt, có mộ cịn có xương ngón tay, người chơn trong mộ là người trưởng thành có di cốt dài tới 1,9m. Hầu hết các ngơi mộ đều có vũ khí bằng đồng. Ngơi mộ phát hiện đầu năm 1994 có quan tài bằng thân cây khoét rỗng, dài 270cm, rộng 50cm, xương đùi 50cm, trong đồ tùy táng có 1 rìu xéo bằng đồng, có cán nằm ở nách trái, 1 vịng đồng ở tai trái, có giáo đồng, qua đồng. Qua hiện vật thu được có thể xác định đây là mộ của người đàn ông.
Ngôi mộ thứ hai có quan tài tương tự như ngơi mộ thứ nhất, xương nhỏ hơn và còn khá nguyên vẹn. Hiện vật tùy táng gồm: giáo đồng, tên đồng, vòng cổ, vịng tay, mũ, trâm đều bằng đồng. Có thể xác định đây là một người đàn bà.
Trên một vùng đất khi việc phát hiện số lượng mộ lớn, chơn tập trung trên một diện tích khơng rộng, tạo thành một nghĩa địa cổ cho biết thời kỳ này đã có những đơn vị cư trú lớn, số lượng người đông. Thời kỳ này đã xuất hiện những nghĩa địa riêng, có quy hoạch và được chơn theo đồ tùy táng khá phong phú. Qua đồ tùy táng có thể xác định đây có lẽ là những thủ lĩnh, người đứng đầu cộng đồng, những người có thế lực, địa vị trong
xã hội lúc bấy giờ1. Trong ngôi mộ quan tài hình thuyền Kiệt Thượng I được phát hiện tại phường Văn An, thành phố Chí Linh cho biết, trong mộ có nhiều đồ tùy táng là các loại vũ khí cùng nhiều loại cơng cụ khác nhau như: cánh nỏ, mũi tên đồng, lao đồng, giáo đồng, rìu đồng, tấm che ngực, bát đồng, thố đồng, nồi đồng, đai lưng, vỏ quả bầu, ghế gỗ, đồ đựng bằng tre, hai chục hạt vải chua (vải tu hú), nhiều tấm đan bằng lá gồi, dùng làm tấm đại liệm và bọc hiện vật trong quan tài, vải thơ. Di cốt cịn ngun vẹn, cạnh xương người cịn có hai xương vè lợn. Đây là ngơi mộ có số lượng vũ khí bằng chất liệu đồng, sắt phong phú cùng những vật dụng cho thấy chủ nhân ngôi mộ là một viên võ tướng ở tuổi trung niên. Những hạt vải trong quan tài giúp chúng ta xác định thời điểm vị võ tướng này chết có thể vào khoảng tháng Ba, tháng Tư, thời gian phù hợp với thời kỳ nổi dậy của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng2.
Trong ngôi mộ thuyền phát hiện tại thôn Đông Quan, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc (nay thuộc thành phố Hải Dương) cùng với những hiện vật đồ gốm, đồ gỗ, cịn có 1 chiếc thạp đồng, 12 chiếc giáo đồng và một số gỉ đồng có hình thù như chiếc rìu. Đây là mộ một thủ lĩnh nghĩa quân3.
Có những ngơi mộ cổ có đồ tùy táng khơng nhiều, chỉ là vũ khí và cơng cụ sản xuất, có thể chủ nhân là những chiến binh tham gia khởi nghĩa, như mộ thuyền Thượng Xá (thị xã Kinh Môn) và 2 ngôi mộ cổ thôn An Lại (huyện Cẩm Giàng)4.