Xem Lý lịch di tích miếu Cả, thơn Tiền Vĩ, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 78 - 81)

III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)

2. Xem Lý lịch di tích miếu Cả, thơn Tiền Vĩ, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tư liệu lưu tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

này được biết đến qua những ngôi mộ được tiến hành khai quật cùng những đồ tùy táng tìm được. Bên cạnh những mộ thuyền, mộ mành, mộ bó kiểu giát giường truyền thống của chủ nhân người Việt, thì giai đoạn này xuất hiện nhiều ngôi mộ gạch được xây dựng theo kiểu thời Hán. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhiều khu mộ kiểu Hán được phát hiện với quy mô cùng đồ tùy táng khác nhau. Mộ Hán được chôn cất tập trung xung quanh trị sở nhà Hán thuộc huyện An Định xưa với dấu vết Thành Dền (thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương) tại các địa điểm đống Trình, đống Giữa, đống Mắm, đống Tháp. Sự tập trung với số lượng mộ táng của nhiều triều đại khác nhau xung quanh vùng đất trị sở đã góp phần cho thấy Thành Dền xưa là một trị sở, nơi tập trung khá đông người Hán sinh sống. Trên địa bàn khu dân cư Phượng Hoàng (thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện) có gần 100 gò đống mang các tên Đằng Hầm, Đằng Hến, Mả Bến, Đường Xưa, Đống Táo, Cây Gạo,... khi được san ủi canh tác cho thấy đây là khu nghĩa địa bao gồm hàng trăm mộ kiểu Hán được chôn cất trải qua nhiều triều đại khác nhau. Với số lượng nhiều, quy mô lớn cho thấy trước kia nơi đây có liên quan đến một trung tâm chính trị hay là nơi cư trú sầm uất của người Hán trong lịch sử. Hoặc có thể gần đây là trung tâm thành trì của một đơn vị hành chính cấp huyện xưa hoặc một trung tâm cư trú làng, xã, trang trại riêng biệt của người Hán có mặt trên vùng đất Hải Dương. Ngồi những khu mộ kiểu Hán mật độ dày, tập trung, trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện nhiều ngôi mộ kiểu Hán cổ nằm rải rác. Tại thơn Bình Đê, xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc có nhiều gị đống mà ẩn chứa trong lịng là các ngơi mộ được xây kiểu Hán cổ. Hay tại các địa điểm như đống Sung, đống Vóc, đống Cao, đống Cỏ Ngựa trên địa bàn thôn Mũ, xã Phượng Kỳ, huyện Tứ Kỳ cũng xuất hiện những ngôi mộ tương tự. Tại địa bàn xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc cũng có nhiều gị đống là dấu tích những mộ kiểu Hán. Trong những di tích mộ Hán này, nhiều ngơi mộ được khai quật góp phần cung cấp thêm tư liệu lịch sử của Hải Dương về giai đoạn này. Số lượng mộ kiểu Hán xuất hiện đậm đặc trên một vùng đất, nhiều mộ có quy mơ lớn, đồ tùy táng phong phú, nhiều chất liệu, loại hình khác nhau đã cho thấy Hải Dương trong lịch sử là vùng đất được quan tâm khai phá.

Mộ Hán Vũ Xá, niên đại Vĩnh Kiến ngũ niên (năm 130) khai quật tại Ái Quốc, huyện Nam Sách (nay thuộc thành phố Hải Dương). Phục dựng tại

Bảo tàng tỉnh Hải Dương, năm 1996

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Mộ kiểu Hán Đống Dom hay còn gọi là mộ Vũ Thượng tại cánh đồng thôn Vũ Xá (nay thuộc phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương) trong một gị đống lớn có diện tích 1.325m2, cao 2m. Qua khai quật cho thấy, mộ có ba phịng kép: Vịm mộ 1 rộng 2,3m, cao 2,05m, dài 9,45m. Vòm cửa cuốn kép, cánh cửa rộng 1,4m, có mộ trụ cuốn (0,5 x 0,23m). Vịm mộ 2 rộng 2,3m, cao khoảng 2,4m, dài 9,5m, mui cuốn bị phá tới 2/3 về phía cuối. Có hai trụ cuốn gia cố cho tường vào vòm. Vòm mộ 3 rộng 2,4m, cao khoảng 2,5m, dài 10,3m, vòm mộ bị phá hoàn toàn và gạch bị lấy đi nơi khác, chỉ còn khoảng 1 vòm ở cuối mộ. Thành mộ cao 1,35m.

Phía trong mộ có ba trụ xây ốp thành mộ, gạch xây mộ có kích thước trung bình 48 x 7 x 23cm, gồm hai loại múi bưởi và khối hộp chữ nhật có màu đỏ nhạt hoặc hồng nhạt. Hầu hết các viên gạch đều có hoa văn trang trí một hoặc ba mặt bên, hoa văn thể hiện khá phong phú gồm hoa văn hình thoi đơn, hình thoi kép, trám lồng, chữ S lồng, hình đồng tiền Ngũ Thù. Đặc biệt, một số viên có chữ Hán viết thể triện. Tổng số gạch sử dụng cho xây dựng khoảng 40m3, số còn thu được trên 30m3. Gạch có độ nung vừa phải, có nhiều viên phủ một lớp thủy tinh mỏng tựa như tráng men do silíc cát chảy ra khi nung. Hiện vật đồ tùy táng trong mộ tìm được gồm mơ hình nhà bằng đất nung, một vài mẩu sắt gỉ, khả năng là những đoạn của một thanh kiếm, vài mảnh bát vỡ và hai

âu nhỏ, màu vàng nhạt1. Đặc biệt, trong số hiện vật thu được có viên gạch ghi dịng chữ: “Vĩnh Kiến ngũ niên cổ ngun vương Hồng tác cáo”, thông tin cho biết gạch được chế tác vào năm Vĩnh Kiến thứ 5 (năm 130), nghĩa là ngôi mộ được xây an táng vào thời gian sau năm 130. Đây là ngôi mộ cho biết niên đại khá chính xác về sự có mặt của loại hình mộ kiểu Hán xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thông tin từ ngôi mộ cho biết về nghề sản xuất gốm, vật liệu xây dựng, cùng kỹ thuật xây cất thời kỳ này khá phát triển. Sự xuất hiện của ngôi mộ được xây dựng quy mô lớn, với nhiều đồ tùy táng quý, không xa địa bàn thành phố Hải Dương ngày nay, vùng Thành Dền xưa là dấu hiệu minh chứng vùng đất này xa xưa là trung tâm trong lịch sử.

Tại địa phận thôn Chuối, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc phát hiện một ngôi mộ cổ có mặt bằng hình chữ nhật, kích thước dài 4m, rộng 2m, sâu 80cm, cửa quay về phía đơng, phần vịm cuốn và mái đã bị sập. Vách mộ cịn khá tốt, được xây bằng gạch có nhiều loại hoa văn hình đồng tiền và hoa văn hình quả trám trang trí ở hai mặt bên, gạch có kích thước lớn 25 x 50cm. Hiện vật trong mộ thu được gồm 15 mảnh gốm Hán. Căn cứ vào cấu trúc của ngôi mộ, gạch xây mộ và các mảnh gốm thu được có thể xác định đây là ngơi mộ Hán có niên đại vào thế kỷ III2.

Mộ cổ Đồng Cà nằm trên cánh đồng khu dân cư Cẩm Khê, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương dài 7,32m, rộng 4,42m, có cấu trúc thành ba phần, có hai cửa ra vào. Vách trong cửa nọ cách vách trong cửa kia 0,9m, hai vách cửa được xây gạch dài 1,24m. Mỗi cửa rộng 1,04m. Vòm chính là hình chữ nhật nằm vng góc với hai cửa, dài 4,05m, rộng 1,54m. Vịm chính của mộ ăn thơng với hai vịm phụ. Hai vịm phụ nằm song song với nhau, vng góc với vịm chính. Vịm phụ trải dài 3,85m, rộng 1,47m. Phần trên được cuốn vòm bằng gạch múi bưởi. Độ cao của phần đỉnh vòm còn lại là 1,29m. Vòm phải dài 3,91m, rộng 1,47m. Phía sau hai vịm phụ có bức tường hậu và có lỗ thơng hơi (rộng 20cm, cao 20cm). Phía trước phần tiếp giáp vịm chính được cuốn kép để tăng độ cứng của mái. Tuy chia làm ba phần riêng biệt nhưng 1. Xem Tăng Bá Hồnh, Đặng Đình Thể, Nguyễn Duy Cương: “Khai quật mộ Hán Đống Dom”, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996, Sđd, tr.319.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)