IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)
2, 3 Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, tr.86, 87.
Như vậy, theo diên cách vùng đất huyện Chu Diên nằm kề cận các huyện An Định, Bắc Đới - những vùng đất cổ của Hải Dương xưa, nơi gắn kết với nhau bằng những tuyến giao thông đường sông. Đặc biệt cùng nằm trong địa hình vùng trũng gần trung tâm đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sơng Thái Bình tạo nên, cho nên có thể thấy khơng gian của vùng đầm Dạ Trạch mà Triệu Quang Phục chọn làm căn cứ kháng chiến bao gồm cả vùng đất Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang của tỉnh Hải Dương ngày nay. Đây là nơi đầm lầy chưa được khai hoang nên rộng mênh mông với lau sậy mọc ken dày ngút ngàn. Cha ông vốn là hào trưởng vùng Chu Diên, sau này ông là người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và trở thành nhân vật khai quốc công thần của Nhà nước độc lập Vạn Xn. Ơng là người chính thức được Lý Nam Đế chọn và trao quyền tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến nên được nhân dân trong vùng kính trọng, uy tín vang xa. Rời bỏ vùng núi Khuất Lạo, Triệu Quang Phục dẫn quân đến huyện Chu Diên, vùng đất bản bộ, có địa hình đầm lầy hiểm trở mà ơng rất thơng thuộc để tổ chức lại cuộc kháng chiến. Thành phần tham gia là những tướng lĩnh, quân sĩ dày dạn kinh nghiệm chiến trận, sự ủng hộ nhiệt thành tuyệt đối của toàn dân cùng sự hăng hái gia nhập nghĩa quân từ trai tráng trong vùng và trên cả nước, trong đó có người Hải Dương. Để chính danh lãnh đạo cuộc kháng chiến, ông xưng là Triệu Việt Vương, nối tiếp quốc thống từ Nhà nước Vạn Xuân. Kể từ khi Triệu Quang Phục lui về vùng đầm Dạ Trạch, khí thế kháng chiến trong vùng được bùng lên mạnh mẽ. Người dân khắp nơi tham gia hưởng ứng góp cơng, góp của, xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh. Tiếp nối truyền thống yêu nước được hun đúc từ khi tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, trong các đạo quân chống xâm lược do Lý Nam Đế lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của Triệu Việt Vương, người dân Hải Dương dốc lòng ủng hộ, nhiều người trực tiếp tham gia vào các đội quân chống quân xâm lược và lập được nhiều chiến cơng, góp phần vào thắng lợi của dân tộc. Những đóng góp của các tướng lĩnh tham gia kháng chiến thời kỳ Triệu Việt Vương được nhân dân ghi nhận, lập nơi thờ phụng để tưởng nhớ cơng ơn.
Đình Đỗ Xá, thờ Lang Cơng và em gái Trân Lang, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương
Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Lịch sử cho biết tại miếu Tây Đà Phố, xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang thờ hai vị tướng có tên là Trương Uy, Trương Diệu vốn là con một vị quan dưới triều Lý Nam Đế. Khi quân Lương sang xâm lược, Lý Nam Đế qua đời, quyền binh được truyền cho Tả tướng quân Triệu Quang Phục, ông liền chuyển binh về đầm Nhất Dạ, châu Tự Nhiên phát hịch chiêu mộ anh hùng hào kiệt chống lại quân Lương. Nhà Lương cử quân tiến đánh Triệu Quang Phục. Trương Uy, Trương Diệu bèn tập hợp nhân dân Vũ Xá trang bị vũ khí bảo vệ xóm làng. Tham gia đội quân kháng chiến của Triệu Quang Phục, hai ông được cử làm tướng cầm đầu một đạo quân tiến đánh quân Lương, lập chiến công chém chết Dương Sàn khiến quân Lương đại bại. Khi lên ngôi, Triệu Việt Vương ban cho hai ông thực ấp tại Vũ Xá. Trong thời gian Triệu Việt Vương nắm quyền, hai ơng đã dành hết cơng sức, trí tuệ góp phần xây dựng quê hương, hơn 20 năm làm cho quốc phú, binh cường, phong tục thuần hậu, nhân dân sống yên vui. Khi Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử đánh bại, hai ông không khuất phục bèn về Vũ Xá chiêu mộ binh sĩ, thiết lập bản doanh cự chiến cùng Lý Phật Tử.
Cuộc chiến giằng co kéo dài 6 năm và đến năm 586 hai ông mất. Để ghi nhớ cơng ơn, dân làng sở tại dựng miếu thờ1.
Đình Bùi Xá Hạ, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc ghi lại thần tích về Trương Nghệ Cơng, người Bùi Xá Hạ, 19 tuổi có sức khỏe phi thường. Năm ơng 20 tuổi là lúc Triệu Quang Phục về quê tổ chức kháng chiến chống quân Lương, ông đã dẫn đầu một đạo quân theo Triệu Quang Phục tổ chức đánh quân Lương trên địa bàn huyện. Khi Triệu Quang Phục bị quân Lương vây đánh, ông dẫn quân đến giải vây, đánh quân Lương đại bại. Đất nước thanh bình, ơng được phong chức Đổng Binh Nguyên soái và xin về quê Bùi Xá Hạ làm đất thang mộc, khi ông mất được nhân dân dựng đền thờ, hương khói ghi ơn2.
Đình An Xá, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách