V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)
2. Kinh tế, văn hóa, xã hội dưới thời nhà Tùy Đường
Sau một thời gian dài được hưởng nền độc lập, tự chủ của Nhà nước Vạn Xuân dưới sự trị vì của Triệu Việt Vương và Lý Phật Tử, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển. Tầng lớp hào trưởng người Việt được hình thành và phát triển cả về tiềm lực kinh tế cùng ý thức dân tộc đã tạo nên động lực tự cường mới. Sự xâm lăng của nhà Tùy - Đường lại đẩy nước ta rơi vào vịng xốy nô lệ. Mặc dù vậy, thời gian này nền kinh tế, văn hóa nước ta có những bước phát triển mới. Sau chiến tranh, đồng ruộng bị bỏ hoang, lực lượng sản xuất bị phá hoại, nền sản xuất sút kém, người dân trở về khai phá ruộng vườn, tăng gia sản xuất phục hồi nền kinh tế.
Song hành với việc xây dựng bộ máy cai trị, quản lý xã hội, nhà Đường chú trọng tìm mọi cách khơi phục sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu thu tô thuế, đặc biệt là khai thác nguồn đặc sản, trái cây nhiệt đới phục vụ cho đời sống xa xỉ của triều đình. Ngược lại, sau thời kỳ độc lập, mặc dù bị chính quyền đơ hộ áp bức, người dân vẫn cố gắng vươn lên phát triển kinh tế nhằm xây dựng tiềm lực của cộng đồng để khi có cơ hội thì tiến tới giành độc lập. Vì thế, sau thế kỷ VII, kinh tế, xã hội Giao Châu khá ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực.
Về nông nghiệp, nghề trồng lúa được phát triển, đây là nguồn thu tô chủ yếu của nhà Đường nên được hệ thống chính quyền đơ hộ hết sức chú ý quan tâm. Theo sách An Nam chí lược, dưới thời Đường, trồng lúa hai vụ 1, 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.189, 192.
tiếp tục được duy trì và mở rộng diện tích, năng suất lúa cũng cao hơn. Sách Thái Bình hồn vũ ký cho biết, thổ sản miền Ái Châu có loại lúa chín hai mùa. Ngồi những giống lúa trồng truyền thống, dưới thời viên quan đô hộ là Triệu Xương (779 - 789) còn sai trồng thử lúa mạch để tăng thêm lương thực. Ngoài lúa, khoai lang cũng là giống cây được trồng nhiều. Sách
Thái Bình hồn vũ ký cho biết, thổ sản miền Giao Châu có khoai lang.
Với địa hình đa dạng, có truyền thống trồng trọt từ xưa, thời kỳ này nghề trồng vườn rất phát triển. Các loại cây ăn quả được trồng phổ biến như dừa, nhãn, vải, chuối, cam, quýt, bưởi, mơ, mận, mít, trám, thị, khế, táo, muỗm,... Nhiều loại cây đặc sản như vải, chuối trở thành vật tiến cống về triều đình. Bên cạnh đó, các cây chè, cau cũng được chú ý trồng phục vụ đời
sống. Sách Trà kinh đời Đường cho biết: “Qua lô ở phương Nam cũng tựa
như chè mà nhị đắng. Người ta lấy nước pha uống thì suốt đêm khơng ngủ được. Giao Châu và Quảng Châu rất quý chè ấy, mỗi khi có khách đến chơi thì mới pha”1.
Nghề trồng dâu ni tằm, trồng đay, gai, bông phục vụ dệt vải phát triển. Đây là những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, được coi là những sản vật dùng để cống, nộp tơ thuế, chính quyền đơ hộ đã quy định nhân dân những vùng trồng dâu, dệt vải phải nộp thuế quy ra sản phẩm tơ lụa. Sách Tây Việt ngoại kỷ đánh giá sợi gai là một trong những sản phẩm đặc biệt tốt của An Nam, đạo Lĩnh Nam (gồm các châu của An Nam) phải nộp phú thuế đay, gai2. Bông cũng là cây trồng được chú ý đặc biệt trên vùng đất Ái Châu và vùng đất này phải nộp thuế về bông. Sách Tư trị thông giám ghi chép về cách trồng bông như sau: “Mùa xuân vào tháng Hai, tháng Ba, người ta bắt đầu gieo giống, mỗi tháng xới đất xung quanh gốc cây ba lần. Đến mùa hè cây đã tốt, mùa thu ra hoa vàng rồi kết quả. Khi quả chín thì nứt cả bốn mặt, ở trong có sợi bơng. Người dân bản địa lấy thanh sắt cán bỏ hạt đi, lấy búi bông ra. Họ lại dùng thanh tre uốn làm cái cần cong như cái cung, dài khoảng 4 thước 5 tấc, buộc dây ngang như dây cung, bật các nọn bông cho tơi đều, rồi đem cuốn thành từng ống nhỏ, lại lấy cái guồng xa mà se thành sợi, giống như bó tơ tằm, khơng cần phải kéo cứ thế mà dệt thành vải. “Người Man” ở Nhật Nam dệt bông làm thành những 1. Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Sđd, t.I, tr.119. 2. Xem Đường Lục điển, quyển 3. Dẫn theo Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Lịch sử
chiếc khăn, trên thêu như hình chữ nhỏ và các thứ hoa văn rất khéo, gọi là vải bướm trắng”1.
Bản đồ An Nam thế kỷ VIII và IX
Nguồn: Lê Thành Khôi: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Sđd
Đặc biệt, nghề trồng dâu nuôi tằm khá phổ biến trên các vùng, nhất là vùng bãi bồi các con sông. Tằm một năm cho tám lứa kén được quay tơ, 1. Đỗ Văn Ninh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Sđd, tr.295.
dệt vải và trở thành cống phẩm. Nghề dệt vải tơ lụa bên cạnh việc kế thừa kinh nghiệm sản xuất cổ truyền, giai đoạn này những người thợ Giao Châu còn tiếp thu học hỏi kỹ thuật từ phương Bắc để tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Theo An Nam chí cho biết: “về hàng dệt vải lụa, sa cát liễu, sa bình văn tảo tân có hoa, sa hợp, lụa quang, tơ nhiễu, lĩnh, là lượt, giày hài bằng đồ tơ, v.v.. Họ rất thích hai thứ gai tế ma và gai tiêu ma vì có thể kéo sợi dệt làm vải mịn như lượt là, nhất là mặc vào mùa nực thì hợp lắm”1.
Ngồi trồng bơng, các vùng cịn trồng đay, gai, phát triển trồng chuối để lấy sợi, tự dệt nhiều loại vải khác nhau “vải lụa thì có sa cát liễu, sa bình văn tảo tân, sa hợp, quang tuyến (láng), bông, ỷ, lăng, la giấy bằng tơ. Các thứ này cũng khá tốt. Tơ đay, tơ chuối có thể kéo sợi thành vải, mỏng như the lượt, rất hợp với khí hậu nóng bức”2. Những loại vải được dệt như vải Triêu Hà (Trường Châu), vải tơ chuối, sa, the (Ái Châu), được dùng làm cống phẩm. Nổi bật là hàng tơ tằm với những loại vải đặc sắc được ưa chuộng ngồi làm cống phẩm cịn trở thành mặt hàng buôn bán xuất khẩu.
Nông nghiệp phát triển là tiền đề cho các nghề thủ công nghiệp phát triển. Trước hết, do nhu cầu xây dựng hệ thống thành lũy trên các địa phương hay chuyển trị sở Giao Châu từ Long Biên về Tống Bình cùng việc xây dựng dinh thự, nhà ở, tư dinh của hệ thống quan lại nên nghề sản xuất vật liệu gạch, ngói phát triển, hình thành đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp. Gạch, ngói được sản xuất ở những vùng có nguồn ngun liệu, với nhiều loại gạch hình hộp chữ nhật, hình vng, hình múi bưởi, đáp ứng được mọi nhu cầu về xây dựng nhà ở, công sở, cầu cống. Một số gạch đặc chủng cịn được trang trí hoa văn như hình xương cá, ơ trám, trám lồng, hình trịn tiếp tuyến. Ngói được sản xuất khá phổ biến dùng để lợp nhà, dinh thự. Ngói có hai loại: ngói âm dương, ngói ống. Đầu ngói được trang trí khá đẹp: chữ Hán, hoa sen... Bên cạnh đó, đã xuất hiện những nhóm thợ thủ cơng chun phục vụ xây dựng. Những lò nung gạch được phát hiện tại Luy Lâu (Bắc Ninh) có niên đại thế kỷ VII - VIII với hệ thống lị liên hồn, kỹ thuật hoàn chỉnh, nung sản phẩm chất lượng cao. Cuộc khai quật tại di tích Vườn Hồng (Hà Nội) cho thấy, ngồi gạch, đầu ngói ống,