Tây Việt ngoại kỷ Dẫn theo Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 122 - 125)

V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)

2. Tây Việt ngoại kỷ Dẫn theo Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong

ngói âm dương chất lượng cao, cịn có các khẩu giếng bằng gốm phục vụ cho việc khai thác nước ngầm vào thế kỷ IX - X, đã cho thấy nghề sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn này rất phong phú, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Nghề sản xuất muối được chú trọng, trở thành nghề sản xuất chính, tạo nên tầng lớp diêm dân đông đảo. Nghề khai mỏ, rèn sắt, sản xuất vũ khí, các cơng cụ lao động cũng phát triển. Ngồi ra, việc khai thác đồng để đúc tiền đã được đẩy mạnh. Theo sách Thái Bình hồn vũ ký chép từ sách Quận quốc

chí cho biết, người Hoan Châu đúc đồng làm đồ vật, đặc biệt chế những chiếc

mâm đồng kích thước lớn để bán. Việc khai thác mỏ vàng, bạc được chính quyền đơ hộ hết sức chú ý nhằm thu sản vật nộp cho chính quyền trung ương và vơ vét cho bản thân.

Nghề làm gốm sứ giai đoạn này cũng phát triển. Những vùng có truyền thống sản xuất gốm như Tam Thọ (Thanh Hóa), Đương Xá, Bãi Định, Tam Sơn (Bắc Ninh), Quao (Hải Dương) bên cạnh việc chú trọng yếu tố kỹ thuật truyền thống, thì người làm gốm cũng tiếp thu kỹ thuật sản xuất gốm của người Hán. Từ những lị nung gốm có kích thước nhỏ như lị Cóc, lị Ống với số lượng sản phẩm ít, đã xuất hiện các loại lò nung kiểu lò Rồng nhiều khoang, nung được nhiều sản phẩm. Với kỹ thuật mới về xây vỏ lị có nhiệt độ nung gốm cao đã làm được những sản phẩm gốm chất lượng cao. Đặc biệt, việc phát hiện, sử dụng cao lanh trong sản xuất cùng sự du nhập của kỹ thuật bàn xoay, kỹ thuật tráng men đã đưa nghề sản xuất gốm lên tầm cao mới. Các sản phẩm bền, đẹp, có giá trị kỹ, mỹ thuật đã cho thấy giai đoạn này nghề sản xuất gốm khá phát triển với nhiều loại hình sản phẩm đa dạng, có mặt ở nhiều vùng trên cả nước, sản xuất nhiều vật dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phục vụ sản xuất của người dân. Cuộc khai quật tại khu lò gốm Đại Lai (Bắc Ninh) hay các hiện vật thu được tại di chỉ cư trú Đồng Dâu ngay sát chân thành Luy Lâu (Bắc Ninh), phong phú về loại hình, kích cỡ đã phản ánh sự phát triển vượt bậc của nghề sản xuất gốm sứ1.

Sự phát triển của các nghề thủ công đã tạo nên những tầng lớp thợ thủ công riêng biệt chuyên các nghề như dệt vải, rèn sắt, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm, v.v.. Trong giai đoạn này, các ngành thủ công nghiệp 1. Xem Trần Anh Dũng: “Lò gốm thế kỷ I - thế kỷ X”, in trong Tuyển tập 50 năm khảo

phục vụ cho tầng lớp thống trị khá thịnh đạt. Việc xây dựng dinh thự, tu bổ thành quách, khai mỏ, đúc tiền, đóng thuyền được chú trọng, đã hình thành nên đội ngũ thợ thuyền đơng đảo phục vụ cho giai cấp thống trị.

Về giao thông, nhằm kiểm soát chặt chẽ vùng đất biên viễn cùng người dân bản địa, nhà Đường đã xây dựng, kết nối, thiết lập một hệ thống giao thông thủy, bộ liên hồn tạo nên hệ thống giao thơng hồn chỉnh thuận lợi giữa chính quốc và vùng đất cai trị. Trước hết là hệ thống giao thông từ Trung Quốc sang An Nam đô hộ phủ được duy trì theo đường bộ và đường biển. Đường biển từ vùng biển Quảng Châu - một trung tâm hành chính, kinh tế quan trọng của nhà Đường ở phía Nam vào cửa Lục Đầu theo đường sơng qua địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh ngày nay về trung tâm Tống Bình. Về đường bộ, theo các con đường bộ cổ được xây dựng từ những thế kỷ trước mà dấu ấn để lại là đường 181, 182 ngày nay đi sâu vào trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Từ trung tâm trị sở An Nam đơ hộ phủ là thành Tống Bình có thể tỏa đi các nơi trong vùng hay các quốc gia lân cận. Theo Giả Đam mô tả: “Từ An Nam (phủ thành Tống Bình, Hà Nội) đi qua Giao Chỉ (Từ Liêm, Hà Đơng), Thái Bình (Vĩnh Phúc) hơn một trăm dặm thì đến Phong Châu (Bạch Hạc, Việt Trì)...”1, hay từ trị sở các con đường nối các châu liên kết với nhau như con đường từ trung tâm Tống Bình (Hà Nội ngày nay) đi dọc theo lưu vực sơng Đáy qua Tạc Khẩu (Thần Phù, Ninh Bình) vào Cửu Chân (Ái Châu). “Từ Hoan Châu (châu trị Giả Đức, tức huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) đi về phía đơng hai ngày thì đến huyện An Viễn châu Đường Lâm (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đi về phía nam qua sơng Cổ La (sơng Rịn) hai ngày thì đến sơng Đàn

Động (sơng Gianh) của nước Hồn Vương”2. Những con đường này cịn nối

thơng với các quốc gia cổ trong khu vực “Từ Hoan Châu đi về phía tây ba ngày, vượt qua núi Vụ Ôn (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đi hai ngày đến Nhật Lạc thuộc Đường Châu, qua sông La Thuận tới núi Thạch Mật của núi Cổ Lãng Động, đi ba ngày đến huyện Văn Dương, Châu Đường, lại qua lạch Li Li, đi bốn ngày đến huyện Toán Đái nước Văn Đan, lại đi ba ngày đến ngoại thành nước Văn Đan, lại đi một ngày đến nội thành, còn gọi là Lục Chân Lạp”3.

Những con đường đó giúp cho chính quyền đơ hộ kiểm soát chặt chẽ các châu, huyện cũng như các hoạt động giao thông, buôn bán giữa các vùng với nhau. 1, 2, 3. Tân Đường thư, quyển 43 hạ, tờ 17b. Dẫn theo Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng:

Ngoài những con đường huyết mạch, nhiều con đường nối miền xuôi với miền ngược, từ trung tâm trị sở các châu, huyện tỏa ra các vùng xung quanh tạo nên mạng lưới giao thông chằng chịt, thuận lợi. Kinh tế phát triển, hàng hóa dồi dào, nhiều sản vật, hệ thống giao thơng dần hồn thiện là điều kiện thúc đẩy cho thương nghiệp thời kỳ này có bước tiến vượt bậc. Trước hết, thương

mại của An Nam đô hộ phủ gắn với các vùng Trung Quốc. Sách Đường hội

yếu cho biết, vào thế kỷ IX, các đạo (Trung Quốc) đều xin buôn bán với An

Nam1. Nhà Đường phải ra lệnh bắt các đạo để thương nhân qua lại An Nam

buôn bán, khơng được cấm đốn họ2. Nhiều trung tâm bn bán được lập trên các vùng biên viễn thuận lợi về giao thông. Những mặt hàng thủ công như đồ đồng, vải lụa, những đồ sản vật đồi mồi, trân châu, ngà voi, lông trả, trầm hương, mật trăn, hương liệu,... sản phẩm cây trái nhiệt đới là những mặt hàng được ưa chuộng để trao đổi. Nhu cầu trao đổi, buôn bán phát triển, cho nên ngồi tiền đồng do chính quyền trung ương đúc, phát hành thì các địa phương như An Nam đô hộ phủ cũng tiến hành đúc tiền đồng nhằm thúc đẩy giao thương. Khuôn đúc tiền Khai Nguyên thông bảo được phát hiện tại địa điểm núi Voi (Thái Nguyên) đã phản ánh những hoạt động khai mỏ, đúc tiền thời Đường của An Nam đô hộ phủ.

Kế thừa hệ thống giáo dục thời kỳ trước, thời kỳ này, giáo dục được đẩy lên một tầm cao mới bởi sự kích thích của việc tuyển chọn quan lại qua hệ thống thi cử của nhà Đường. Hệ thống trường học được mở xuống tận các châu, huyện để phục vụ việc học tập, tuyển chọn nhân tài phục vụ cho tầng lớp thống trị. Ngoài con em tầng lớp quan lại cai trị người Hán thì con em người Việt, những hào trưởng, cự phú cũng tham gia học tập. Trong quá trình học tập, thi cử, nhiều người đã đạt được thành tích cao, như Khương Công

Phụ, người quận Cửu Chân “đậu Tiến sĩ, bổ làm Hiệu thư lang”3 tham gia

vào hệ thống chính quyền đơ hộ, hình thành nên tầng lớp quan lại cấp thấp gốc người Việt.

Sự phát triển của Phật giáo đời Đường đã tạo nên “cú hích” cho sự phát triển của Phật giáo nước ta, nhiều thiền phái Phật giáo giai đoạn này có điều

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)