Tham khảo thêm nội dung văn bia “Đại Tùy Cửu Chân Bảo An đạo tràng chi bi văn (618)”, in trong Phan Văn Các, Claudine Salmon, Hoàng Văn Lâu, Tạ Trọng Hiệp:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 127 - 129)

V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)

1. Tham khảo thêm nội dung văn bia “Đại Tùy Cửu Chân Bảo An đạo tràng chi bi văn (618)”, in trong Phan Văn Các, Claudine Salmon, Hoàng Văn Lâu, Tạ Trọng Hiệp:

văn (618)”, in trong Phan Văn Các, Claudine Salmon, Hoàng Văn Lâu, Tạ Trọng Hiệp:

Văn khắc Hán - Nôm Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Pari - Hà Nội, 1998, t.I,

tr.3-12.

chúng nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa bị Lưu Diên Hựu đàn áp khốc liệt, Lý Tự Tiên bị giết, nghĩa quân và nhân dân lại tập hợp xung quanh thủ lĩnh mới là Đinh Kiến, một tướng tài của Lý Tự Tiên. Đinh Kiến tổ chức lại đội ngũ, dẫn quân khởi nghĩa tiến đánh trị sở Tống Bình và giết chết Lưu Diên Hựu cùng đám quan lại cai trị, làm chủ thành Tống Bình một thời gian. Để đối phó với cuộc khởi nghĩa, nhà Đường đã cử hai đạo quân thủy, bộ do Tào Huyền Tĩnh - Tư mã Quế Châu và Phùng Nguyên Thường - Đô đốc Quảng Châu đem quân đàn áp, giết Đinh Kiến, tàn sát nghĩa quân, thiết lập lại nền cai trị.

Năm 722, Mai Thúc Loan ở vùng đất Cửu Chân đã dựng cờ và kêu gọi nhân dân nổi dậy. Khơng chịu nổi chính sách đơ hộ cùng nạn thuế khóa, cống phú sản vật nặng nề, lợi dụng địa hình hiểm yếu xa trung tâm, Mai Thúc Loan đã âm thầm chuẩn bị khởi nghĩa. Sau một thời gian tập hợp lực lượng, nhận thấy thời cơ đã chín muồi và nhân sự kiện ông cùng dân phu bị đánh đập dã man khi phải gánh vải về triều đình tiến cống, ơng đã kêu gọi người dân vùng lên khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan được ghi lại trong sách Việt điện u linh: Mai Thúc Loan “người đất Hoan Châu, Nhật Nam vậy. Cha là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị đều là người hiền đức,... Đến khi lớn lên tự nhiên có chí lớn, đầu hổ mắt rồng, tay vượn, dũng cảm đa tài...”, “gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông”, ông đã liên kết các hào kiệt trong vùng “dựng cờ nghĩa, chiêu binh mãi mã, dựng lũy xây thành. Trong một tuần xa gần hưởng ứng, có quân hơn 10 vạn”. Cuộc khởi nghĩa nổ ra, hàng trăm nghĩa quân từ châu Hoan, châu Ái, châu Diễn kéo về hình thành một đội quân hùng mạnh. Đường thư cho biết: Mai Thúc Loan đã liên kết được 32 châu1, được mọi người suy tôn lên làm vua, xưng là Mai Hắc Đế, đóng đơ tại thành Vạn An (Nghệ An). Theo

sách Việt điện u linh, vua đặt tên nước là Vạn An để chứng tỏ chính thống

nối tiếp Nhà nước Vạn Xuân trước kia. Mai Hắc Đế tổ chức triều đình, xây dựng quân đội hồn chỉnh, “dùng Phịng Hậu làm qn sư, Thơi Thặng làm Thái úy, Phục Trường Thủ làm tham mưu, Đàn Văn Du làm Tán nghị, Mao Hoành làm Thái trung đại phu, Tùng Thụ làm Trị trung nội sử, Khổng Qua 1. Dẫn theo Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương

làm Thảo lỗ tướng quân, Cam Huề làm Định biên hiệu úy, Sĩ Lâm làm Hộ quân, Bộ Tân làm Lang tướng. Lại chia binh làm bốn đạo, mỗi đạo lại chia làm ba quân, mỗi quân một nghìn người do một trung úy suất lĩnh để nghe hiệu lệnh. Lại sai Tiết Công làm Lâm Ấp thông vấn sứ, Hoắc Đan làm Chân Lạp cáo dụ sứ. Mọi việc trong ngoài đâu đấy, thanh thế quân đội đại chấn”1. Căm ghét chế độ hà khắc tàn bạo của quan lại đô hộ nhà Đường, nhân dân khắp nơi nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Mai Hắc Đế đem quân tấn công trị sở đô hộ, “bọn quan thú mục nhà Đường, trơng ngọn gió mà chạy tán loạn.

Nhà vua đem quân chiếm châu thành, chia quân đóng giữ”2. Viên quan đô hộ

là Quang Sở Khách phải bỏ thành, chạy tháo thân về nước. Cuộc nổi dậy do Mai Thúc Loan lãnh đạo đã được Cựu Đường thư ghi lại: “Năm thứ 10, niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tơng, năm 722), tháng Tám, Bính Tuất, Bùi Trực Tiên là Án sát sứ Lĩnh Nam dâng thư viết: Cầm đầu giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan tiến cơng vây châu huyện, triều đình sai Dương Tư Húc là Phiêu kỵ tướng quân kiêm Nội thị dẹp loạn”3. Phàn Liệt truyện trong Cựu

Đường thư ghi chép về Dương Tư Húc cho biết cụ thể: “Năm đầu niên hiệu

Khai Nguyên (Đường Huyền Tông). Thủ lĩnh An Nam là Mai Huyền Thành làm phản, tự xưng là Mai Hắc Đế cùng thông mưu với các nước Lâm Ấp và Chân Lạp vây hãm phủ đô hộ An Nam. Đường Huyền Tông ban chiếu cho Dương Tư Húc đem quân dẹp loạn. Tư Húc đến vùng đất Lĩnh Biều tập hợp con em của các thủ lĩnh được hơn 10 vạn người, tiến theo con đường cũ của Phục Ba (Mã Viện), xuất kỳ bất ý đánh vào. Huyền Thành nghe tin quân Tư Húc đến hoảng hốt khơng nghĩ ra kế sách gì, rốt cuộc bị quan quân bắt được chém ngay tại trận, giết hết dư đảng, sau đó chất xác chết thành gị đống cao rồi trở về”4. Sau này, Tân Đường thư ghi chép chi tiết: “Thủ lĩnh man An Nam là Mai Thúc Loan làm phản xưng là Hắc Đế tập hợp hộ dân chúng 32 châu, bên ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân chiếm cứ vùng Nam Hải, số lượng đông tới 40 vạn người”5. Sự kiện khởi nghĩa, xưng đế của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)