phủ Triệu Hóa, trấn Ái Châu” tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: “năm anh em lên đường đi 3 - 4 ngày đến thẳng địa phận thôn Vạn Tải, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách tìm gặp nghĩa qn của Hai Bà Trưng đóng qn tại thơn Đồn Bối. Sau nhiều trận chiến đấu oanh liệt, trận cuối cùng trên mảnh đất thuộc hai làng Đồn Bối - Đụn, cả năm anh em anh dũng hy sinh trên một dải đất dọc bờ sơng chảy qua làng. Chỗ hóa của mỗi người chỉ cách nhau khoảng 300 đến 500m. Đào Công Dung hy sinh tại cánh đồng Đồn Sứ. Đào Công Tùng hy sinh tại cánh đồng khu Mả Cả. Đào Công Mai hy sinh tại cánh đồng Chiềng. Đào Công Cúc hy sinh tại cánh đồng khu Miếu Ơng và Đào Cơng Trúc hy sinh tại cánh đồng khu Quan Án”1.
Hương ước làng Tống Thượng, xã Quang Trung, thị xã Kinh Môn ghi lại sự nghiệp của Nguyễn Nguyên Chân và Tống Phả Công, những người đã hưởng ứng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hai người đã tham gia nhiều trận chiến. Sau thắng lợi, triều đình Trưng Vương được thành lập, “Nguyễn Nguyên Chân cùng hai con của bà được ở bên Trưng Vương tham gia bàn công việc triều chính”. “Sau khi giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Tơ Định, Tống Phả Công không muốn làm quan mà lòng lại muốn quy y phật pháp nên
quay về bản hương ấp mua thêm ruộng đất mở rộng làm tài sản chung”2.
Đình Tứ Kỳ Thượng, đình thơn Đại Đình và đình Kim Đơi ở xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ cho biết, nơi đây thờ ba vị tướng là những danh tướng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Đông Công Lang, Đã Từ, Cối Gia. Đây là ba anh em văn võ toàn tài, nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa đã chiêu mộ binh sĩ gia nhập quân khởi nghĩa, lập được nhiều chiến công và được phong thực ấp tại đây. Sau khi mất được người dân lập đền thờ làm Thành hoàng bảo trợ nhân dân3.
Thần tích đình làng Kiệt Đồi, Kiệt Thượng và Kỳ Đặc (phường Văn An, thành phố Chí Linh) ghi lại ba vị Ngô Công, Đông Công và Ngô Hoàng phu nhân là tướng của Hai Bà Trưng, là những người chặn đánh quân Hán