Lý Tế Xuyên: Việt điệ nu linh, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 95 - 96)

IV- CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ VÀ NHÀ NƯỚC VẠN XUÂN (54 4 603)

3. Lý Tế Xuyên: Việt điệ nu linh, Sđd, tr

sau năm lần giáp trận. Triệu Việt Vương nghĩ rằng “Phật Tử là người họ của Tiền Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần cho ở

phía tây của nước, Phật Tử dời đến thành Ô Diên”1. Nhà nước Vạn Xuân

sau cuộc kháng chiến khốc liệt đến giai đoạn này vẫn giữ được quyền độc lập nhưng bị chia cắt cát cứ với hai triều đình khác nhau. Triệu Việt Vương đóng đơ tại Long Biên và Lý Phật Tử đóng đơ tại thành Ơ Diên cách khơng xa lắm. Năm 571, Lý Phật Tử dùng mưu kế đánh bại Triệu Việt Vương giành quyền quản lý cả nước “đuổi Triệu Việt Vương, nối vị hiệu của Nam Đế, đóng đơ ở thành Ơ Diên sau dời đến Phong Châu”2. “Nam Đế đã thơn tính xong Triệu Việt Vương, bèn thiên đơ đến Lộc Hoa và Vũ Ninh, phong anh là Xương Ngập làm Thái Bình hầu giữ thành Long Biên, phong đại tướng Lý Phổ Đỉnh làm An Ninh hầu giữ thành Ơ Diên”3. Định đơ tại đất cổ Phong Châu, để ổn định tình hình Lý Phật Tử “sai con của anh là Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên. Biệt súy là Lý Phổ Đỉnh giữ thành Ô Diên”4. Như vậy, từ đây triều đình nhà nước độc lập Vạn Xuân được kế thừa kéo dài đến năm 602.

Năm 581, sau khi cướp ngơi của nhà Chu ở phía Bắc, nhà Tùy hình thành; năm 589, nhà Tùy đưa quân xuống phía Nam diệt nhà Trần do Trần Bá Tiên sáng lập, thống nhất Trung Quốc. Để củng cố quyền lực, năm 602 nhà Tùy bắt Lý Phật Tử vào chầu. Lý Phật Tử chống lại mệnh lệnh, kiên quyết giữ vững nền độc lập, quyền tự trị của Giao Châu. Nhà Tùy chuẩn bị cho quân sang xâm lược, tiêu diệt nền độc lập tự trị của người Việt. Lưu Phương, một viên quan có tài thao lược được cử làm Thứ sử, cầm đầu 27 doanh quân sang nước ta. Lý Phật Tử tổ chức kháng chiến. Trận đánh ác liệt xảy ra tại núi Đô Long giữa 2.000 quân sĩ người Việt với đạo quân xâm lược nhà Tùy. Lý Phật Tử thấy không chống cự nổi bèn xin hàng và bị bắt đưa về Trung Quốc, ở đó cho đến khi chết.

Đến đây, Nhà nước Vạn Xuân hoàn toàn chấm dứt. Kể từ khi cuộc khởi nghĩa do Lý Bí nổi dậy giành độc lập, xưng đế, đặt niên hiệu (năm 541) đến 1, 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.183, 185. 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.184. Theo

Tùy thư thì Lý Phật Tử sau khi thống nhất đất nước đã chọn đóng đơ tại “thành cũ của

Việt Vương” tức là thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ghi chép này có phần hợp lý hơn vì thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm giữa hai thành Ô Diên (Từ Liêm, Hà Nội) và thành Long Biên (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 1: Từ khởi thủy đến năm 905 (Phần 2) (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)