V- THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA NHÀ TÙY ĐƯỜNG (60 3 905)
4. Hải Dương dưới triều đại nhà Tùy Đường và gia thế họ Khúc
Cũng như các vùng đất khác, dưới thời kỳ độc lập của Nhà nước Vạn Xuân, nhiều vùng đất thuộc Hải Dương ngày nay được khai hoang, phát triển sản xuất. Là một phần đất vùng Chu Diên, cận kề với căn cứ kháng chiến của Triệu Việt Vương nên các trận chiến đấu đã khiến vùng đất Hải Dương bị binh lửa tàn phá, nhiều xóm làng bị phá hủy, người dân ly tán. Sau chiến tranh, người dân trở lại lập làng xóm, khai hoang canh tác lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, đẩy mạnh sản xuất, tạo nên sức sống mới. Trên những vùng đất khá
trù phú, lực lượng nhân lực dồi dào, sản xuất được quan tâm nên kinh tế địa phương phát triển, xóm làng đơng đúc tạo nên một thời kỳ trù phú như thần tích của nhiều địa phương ghi lại.
Về diên cách, sau cuộc xâm lăng của nhà Tùy, đơn vị quản lý hành chính
vùng đất Hải Dương vẫn giữ nguyên, thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Châu. Đơn vị hành chính này được duy trì đến thời nhà Đường, nhưng đơn vị cấp huyện được chia nhỏ hơn, bởi thời Đường, An Nam đơ hộ phủ có đến 59 huyện, dưới huyện là các hương. Đời Tùy trị sở cai trị đã chuyển về Tống Bình (Hà Nội), trị sở mới này được duy trì và củng cố vào thời Đường. Đây là trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ với sông Hồng làm trục giao thơng chính. Vị thế của huyện Chu Diên nằm trấn giữ phía đơng bắc của Tống Bình, lại cách khơng xa trị sở An Nam đô hộ phủ nên người dân Hải Dương xưa chịu sự bóc lột trực tiếp, hà khắc của hệ thống quan lại cai trị. Ngoài các loại thuế, đây là vùng trồng dâu, nuôi tằm nổi tiếng, cho nên vải lụa cũng là một sản vật cống nạp mà người dân phải đóng góp nhiều. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, giao thông thuận tiện, là cầu nối giữa trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và theo đường biển về chính quốc nên vùng đất Hải Dương có nhiều điều kiện phát triển.
Về nông nghiệp, sự gia tăng về nhân lực, nhu cầu khai hoang mở rộng diện
tích canh tác lớn nên đã xuất hiện nhiều đơn vị cư trú hành chính mới. Chính sự phát triển về kinh tế đã tạo nên sự lớn mạnh của tầng lớp hào trưởng địa phương. Họ là những người đại diện cho cư dân ở đây, có tiềm lực kinh tế và tham gia quản lý xã hội dù ở địa vị thấp nhất, như Triệu Quang Phục, đời đời làm hào trưởng, hay họ Khúc, trong nhà ni mấy nghìn đày tớ.
Bên cạnh đó, chính sách di dân ồ ạt của người Hán theo quan lại cai trị qua các triều đại có mặt tại địa phương khá phổ biến. Thời kỳ nhà Đường, với thời gian cai trị 300 năm cùng những biến động triều chính, nhiều dịng họ lớn đã xuất hiện và có mặt trên địa bàn Hải Dương, họ đến đây định cư, hình thành nên các làng, dòng họ lớn. Ngọc phả lưu tại miếu thờ thần tổ Vũ Hồn tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang ghi chép về dịng họ Vũ với quá trình định cư và theo năm tháng đã hòa nhập, thành người dân bản địa: “Năm Tân Mùi, thời Đường, Đức Tông đặt Triệu Xương (Giao Châu) làm Đơ hộ (sứ) lúc đó có một người ở phủ Thường Châu (Trung Quốc) gia truyền y bát, được nối nghiệp nhà tên là Vũ Huy, đường làm quan của ông hiển đạt.
Vợ cả là Lưu Thị Phương đã ngoài sáu mươi mà trong mộng chưa thấy hùng bi, ngồi cửa chưa treo cung hồ thỉ (chưa có con trai). Cảnh muộn mằn khiến ông buồn rầu khơng vui... Ơng bèn tạ ơn triều đình trả chức xin hồi hương... Ông về q sống cảnh an nhàn cùng làng xóm. Ơng lại tinh thơng phong thủy, thơng hiểu phép địa lý chính tơng... Có thời gian ơng (Vũ Huy) sang Nam Việt vãn cảnh sơn thủy, khi đến trang Mạn Nhuế, thuộc huyện Thanh Lâm, trấn Hải Dương, thấy một khu đất có thế sơn thủy bao quanh, long hổ cùng chầu lại. Ông lập tức quay về đem cốt của tổ tiên sang táng vào khu đất ấy tại xứ Đống Già (tức Đống Rờm). Thuở ấy, ở trang Mạn Nhuế có người con gái tên là Nguyễn Thị Đức, tuổi vừa đơi tám, tính hạnh đoan trang, ngơn dung uyển nhã, nếp nhà thi lễ, truyền đã nhiều đời. Ơng lấy làm bằng lịng mà yêu”1. Sau đó, ơng cưới làm vợ và đưa về Bắc quốc. Sau này, vợ chồng ông sinh được người con đặt tên là Vũ Hồn. Vũ Hồn là người thơng minh dĩnh ngộ, ngồi tinh thơng văn chương cịn là người ham đọc binh thư, tinh thông võ nghệ, được cho là bậc kỳ tài. Ông được vua Đường ban cho chức quan: Lễ Bộ tả thị lang, được hai năm thăng làm Đô đài Ngự sử. Năm 841, “vua Đường xuống chiếu lấy Vũ Hồn làm kinh lược sứ”2. Khi làm Kinh lược sứ, Vũ Hồn “phụng chiếu đến Nam Việt tuần thú, kinh lý thiên hạ đã đến trang Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương - tên cổ là Hồng Bộ sau đổi là Dương Tuyền. Ngài vào làm lễ bái yết mộ tổ. Lại đi đến trang Khả Mộ, huyện Đường An, phủ Bình Giang thấy sơn trang ấy sơn thủy hữu tình, long chầu, hổ ấp, nội sào, ngoại sào, tả phù hữu bật, năm con ngựa chầu đằng trước, bảy ngôi sao chiếu đằng sau, thần đồng đứng hai bên, bảng bút bày sẵn, thật là nơi đất phát tổ tiến sĩ. Vũ Hồn liền cắm đất lập ấp khẩn hoang”3.
Năm 843, “Kinh lược sứ Vũ Hồn bắt tướng sĩ sửa đắp thành phủ, tướng sĩ làm loạn, đốt lầu thành, cướp kho phủ. Hồn chạy về Quảng Châu”4. Năm 846, Kinh lược sứ Bùi Nguyên Hựu dẹp được loạn quân. Vũ Hồn xin từ quan đưa mẹ về quê Nam Việt phụng dưỡng, “ông cho thiết lập một lâu đài ở trang Thượng Khu, trang Khả Mộ làm nơi phụng dưỡng mẹ già và khuyên bảo nhân dân chuyên làm điều lợi, trừ việc hại, dân đều có lễ nghĩa, nhà nhà 1, 3. Dẫn theo Vũ Duy Mền: Tìm lại làng Việt xưa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018, tr.359-360, 361.
giàu thịnh”1, “Ít lâu sau thân mẫu của ông qua đời, người rước linh cữu an táng ở trang Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm (nay là phường Văn An, thành phố Chí Linh). Từ đường hương khói được ba năm thì mãn tang,... Ngày mồng 3 tháng Chạp năm Quý Dậu, niên hiệu Đại Trung năm thứ 7 (năm 853) đang ngồi đọc sách ở học đường, bỗng thấy người khó chịu, khơng bệnh mà mất”2.
Vũ Hồn có thể được coi là đại diện của nhóm người Hán di cư sang cư trú trên địa bàn Hải Dương xưa. Sự hòa huyết với người bản địa, trên tinh thần gốc Hán được Việt hóa đã tạo nên một tầng lớp quan lại người bản địa am hiểu phong tục tập quán và tham gia vào việc cai trị người dân. Hầu hết số quan lại này, cùng với việc thực thi chính sách thuế khóa của triều đình, đã chèn ép, cướp ruộng đất của người dân, hình thành nên những trang trại rộng lớn, làm giàu cho bản thân, biến người nông dân trở thành người làm thuê để bóc lột. Sự tham lam, hung bạo của các đời quan cai trị đã khiến cho đời sống của người dân khốn khổ và tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc khởi nghĩa do các hào trưởng quý tộc người Việt lãnh đạo, giành lại độc lập dân tộc.
Mặc dù chưa có tài liệu ghi chép cụ thể về những lần tham gia nổi dậy của người dân Hải Dương, nhưng nằm ở vị trí chiến lược nối vùng đất trung tâm với hệ thống sông ngịi liên thơng ra biển thuận tiện, với truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc được hun đúc, người dân Hải Dương đã tích cực tham gia vào các đội quân khởi nghĩa. Họ hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa do Lý Tự Tiên, Mai Thúc Loan lãnh đạo ở những địa bàn xa xôi. Họ trực tiếp tham gia các cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Dương Thanh tại trị sở Tống Bình, cơng phá thành Tống Bình. Khi các cuộc khởi nghĩa bị thất bại, họ dựng đền thờ tưởng nhớ các hào kiệt, tướng tài đã hy sinh vì nghĩa lớn.
Thần tích đình làng Ninh Xá, xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn (nay là thị xã Kinh Môn) ghi lại sự nghiệp lừng lẫy của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng: