III- THỜI KỲ ĐÔ HỘ TỪ NHÀ HÁN ĐẾN CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI LỤC TRIỀU (4 3 554)
4. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Sđd, tr.44-45.
Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Triệu Ẩu người huyện Quân Yên, Cửu Chân, tập hợp đồ đảng trong núi Bồ Điền. Nay xét huyện Quân Yên xưa tức huyện Yên Định bây giờ, và Bồ Điền xưa tức xã Phú Điền bây giờ, đền thờ bà ở chân núi ấy”1. Ngày nay, trên sườn núi Quân Yên khi khảo sát vẫn còn dấu vết 7 đồn lũy cùng truyền thuyết về 30 trận đánh lớn nhỏ của
nghĩa quân với giặc Ngô trên vùng đất2. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu lại
một lần nữa khẳng định tinh thần yêu nước của dân tộc, dù tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng thanh thế của cuộc khởi nghĩa khiến toàn thể Giao Châu rung động3.
Vào nửa cuối thế kỷ V, năm 468 nhân lúc nhà Tống rối ren, “Người châu là Lý Trường Nhân giết những bộ thuộc của châu mục đem từ Trung Quốc sang rồi chiếm giữ châu làm phản, tự xưng là Thứ sử”4, đã bước đầu manh nha cho thấy tư tưởng xây dựng nền độc lập, tự chủ. Đến đời cháu Lý Trường Nhân là Lý Thúc Hiến kháng mệnh nhà Tống đem quân giữ nơi đất hiểm để quy phục nhà Tề. Năm 505, sau khi nhà Tề mất, “Thứ sử Giao Châu là Lý Nguyên Khải chiếm châu làm phản”5 chống lại nhà Lương.
Những cuộc khởi nghĩa dù là của người dân Giao Châu khởi xướng hay từ các viên quan lại có tinh thần độc lập, tự chủ sách động, dù không thành công nhưng đã củng cố, hun đúc tinh thần độc lập, tự chủ trong người dân. Đây là những cuộc diễn tập đầu tiên làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giành thắng lợi, xây dựng nhà nước độc lập Vạn Xuân vào thế kỷ VI.